Xin lỗi cá tra

Ngay say chuyến thăm Việt Nam từ 13-18/5/2011 theo lời mời của VASEP, cùng với báo cáo gửi Ủy ban nghề cá Nghị viện Châu Âu, Nghị sĩ Steveson viết bài báo về chuyến đi đã làm thay đổi cảm nhận của ông về cá tra Việt Nam
Chân thành cảm ơn thiện chí của ông dành cho ngành cá tra VN, Thương mại thủy sản xin đăng toàn văn bài báo đó, đầu đề do chúng tôi đặt lại.
 
Xin lỗi  tốt  nhất  là  nên khoan  thai và bình  tĩnh! Với  trường  hợp  của  tôi, lời xin lỗi này dành cho một loài cá. Chính xác là cá tra. Thật khó khăn  để một  chính  trị  gia  thừa nhận  sai  lầm  của mình,  nhưng tôi  sẽ  làm điều đó. Tôi đã  từng chỉ trích gay gắt cá tra, loài cá mà EU đã nhập khẩu tới hơn 230.000 tấn từ Việt Nam trong năm 2010. 
Cá  tra  là  một  loài  cá  nước ngọt  thịt  trắng,  được  bán  rộng rãi  trong  các  siêu  thị  dưới  cái tên Panga Fish hoặc River Cobbler của Việt Nam. Hầu hết cá này có nguồn  gốc  từ  vùng  đồng  bằng sông Cửu Long ở miền Nam Việt Nam, một khu vực có  rất nhiều trại  nuôi  cá,  trong  đó  hơn  1600 trại nuôi cá tra. Vùng Đông Nam Á nóng ẩm này cũng là nơi có rất nhiều cơ sở nuôi tôm.
Tôi  đã  từng  có một  số  phát biểu và bài viết với  lời  lẽ mạnh mẽ công kích ngành kinh doanh này,  lặp  lại  những  định  kiến thường nghe, rằng các cơ sở nuôi cá Việt Nam không được quản lý và ô nhiễm, các nhà máy chế biến cá của họ rất bẩn và mất vệ sinh. Nhưng đến nay, tôi không thể để cho mình sai lầm hơn nữa. 
Phản  ứng  gay  gắt  đầu  tiên nhanh chóng đến với  tôi  từ một nguồn  thật  bất  ngờ,  đó  là Viện Nuôi  trồng Thủy  sản  thuộc Đại học Stirling, nằm ngay trong khu vực ứng cử của tôi. Trong nhiều năm, một đội ngũ nhiều chuyên gia của Đại học Stirling đã cộng tác với người nuôi  thủy sản của Việt Nam, đào tạo họ về tất cả các lĩnh vực như vệ sinh, đối xử nhân đạo, dinh dưỡng và quản lý bệnh cá. Họ đã dành cho tôi một khóa đào tạo cấp  tốc  trong nửa ngày.
Ông Struan Stevenson (giữa) chụp ảnh lưu niệm với Thứ trưởng,
TCT Thủy sản Vũ Văn Tám (thứ 3 trái sang), Phó TCT
Thủy sản Phạm Anh Tuấn (thứ 2 trái sang), Phó CT VASEP Nguyễn 
Hữu Dũng, Phó TTK VASEP Nguyễn Hoài Nam
Sau đó, Hiệp hội Chế biến và Xuất  khẩu  Thủy  sản  Việt Nam (VASEP)  đã  mời  tôi  đến  thăm đồng  bằng  sông  Cửu  Long  để tôi  được  tận  mắt  chứng  kiến điều kiện  của  các  cơ  sở nuôi và nhà máy  chế  biến  thủy  sản  của họ. Đồng thời, tôi đã được Chính phủ  Việt  Nam  mời  gặp  Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông  thôn kiêm Tổng  cục trưởng  Tổng  cục  Thủy  sản  Vũ Văn Tám và Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu tại Hà Nội.
Chuyến  thăm  ngắn  nhưng thật bận rộn tới Việt Nam đã thực sự  giúp  tôi mở mắt. Có  hơn  20 loài cá da trơn ở sông Cửu Long, nhưng chỉ có 5 loài thích hợp để nuôi  và  trong  đó  chỉ  3  loài  có sức  tăng  trưởng nhanh và rất  lý tưởng cho việc tiêu thụ ở phương Tây. Cá tra chỉ mất có 7 tháng để phát  triển  từ  con giống  lên đến cỡ  thương  phẩm,  điều  đó  cho phép quay vòng nuôi nhanh và gia  tăng  lợi nhuận. Hầu hết  các cơ sở nuôi cá ở đồng bằng sông Cửu  Long  theo  quy mô  hộ  gia đình,  chỉ  với  3-4  lao  động.  Tuy nhiên,  ngày  càng  có  nhiều  cơ sở nuôi quy mô lớn, với khoảng trên 100 nhân viên. Đó là những trại nuôi lớn có đủ năng lực xuất khẩu sang châu Âu.
PCT VASEP Nguyễn Hữu Dũng giới thiệu với ông Stevenson
vai trò và những thành tựu phát triển của ngành cá tra VN
 
Các nhà máy chế biến thường có  từ 1.500 đến 2.000 công nhân viên,  trong  đó  có  đến  80%  là phụ nữ. Thực tế, có nhiều doanh nghiệp nuôi và chế biến thủy sản hàng  đầu  do  phụ  nữ  lãnh  đạo. Nuôi trồng thủy sản là một hoạt động kinh doanh lớn ở Việt Nam và tạo ra việc làm thường xuyên cho nhiều người, tuy mức lương của  họ  còn  thấp  so  với  chuẩn quốc tế. Một công nhân tại cơ sở nuôi  cá  được  trả  khoảng  từ  2,5 đến 7,7 USD mỗi ngày, ngoài ra họ  còn được  cung  cấp  chỗ ở và ăn uống miễn phí. Một số cơ sở nuôi cá tiên tiến hơn còn trả tiền học phí và cung cấp ghe thuyền đưa  đón  con  em  công  nhân  từ nhà tới trường học.
 
Tôi  đã  tới  thăm Công  ty Cổ phần  Vĩnh  Hoàn.  Bà  Trương Thị Lệ Khanh  - một phụ nữ  rất năng  động  -  đã  thành  lập  công ty này năm 1999. Hiện nay công ty  có  trên  4.000  công nhân,  chủ yếu là phụ nữ. Vĩnh Hoàn không những đã được Ủy ban Châu Âu thanh  tra và  chấp nhận, mà  các trại nuôi cá và các nhà máy chế biến  của  Công  ty  còn  thường xuyên  được  ASDA,  TESCO, Carrefour  và  nhiều  chuỗi  siêu thị  lớn  của  EU  kiểm  tra  và  lần nào họ cũng vượt qua. Nhà máy lớn  của Vĩnh Hoàn ở Cao Lãnh sạch tới mức bạn có thể dọn bữa ăn ngay trên sàn nhà. Nói thế có vẻ sáo, nhưng là hoàn toàn chính xác trong trường hợp này.
Thăm phòng thí nghiệm của Công ty CP Thuỷ sản Vĩnh Hoàn
Khác  hẳn  với  hình  ảnh một ngành kinh doanh bẩn thỉu, mất vệ  sinh và ô nhiễm mà  tôi  từng viết  trước  đây,  tôi  phát  hiện  ra một ngành  công nghiệp mới và năng  động,  đáp  ứng  các  tiêu chuẩn thế giới về vệ sinh và phúc lợi cho người lao động, sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao trong những điều kiện tốt nhất. Các trại nuôi thủy sản tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu người nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long, với công việc  ổn  định,  được  hưởng bảo  hiểm  xã  hội  và  lương  hưu. Việc  đảm  bảo  an  toàn  sinh  học mà  tôi được  chứng kiến  tại nhà máy của Vĩnh Hoàn  là độc nhất vô nhị. Hàng ngàn công nhân ở đây  đều mặc  đồng  phục  trắng, đội mũ che tóc, đeo găng tay và đi  ủng.  Xưởng  sản  xuất  có  hệ thống  rửa và khử  trùng  thường xuyên. Ngay cả ở châu Âu cũng khó tìm thấy những điều kiện tốt hơn thế.
Nên nhớ, châu Âu chỉ tự cung cấp  được  60%  tổng  sản  phẩm thủy  sản,  trong  khi đó nhu  cầu của người  tiêu dùng EU đối với các  loại  thủy  sản  tốt  và  lành mạnh ngày càng tăng lên, vì thế điều  quan  trọng  là  phải  nhập khẩu từ những nhà sản xuất đảm bảo được các tiêu chuẩn cao nhất. Tôi đã tìm thấy sự đảm bảo này ở Việt Nam.
Cá  tra  cũng  không  phải mối đe dọa cạnh tranh với ngành nuôi trồng thủy sản đang lớn mạnh của chúng ta. Tại Xcôtlen, chúng tôi có trên  6.000  lao động  trong ngành nuôi trồng thủy sản, chủ yếu nuôi cá hồi và cá hồi vân. Đó là những loài  cá  có nhiều dầu và  rất quan trọng cho sức khỏe con người vì là nguồn cung cấp axit béo omega-3 quý giá. Ngược lại, cá tra là loài cá thịt  trắng,  tương  tự như  cá  tuyết hay  cá  êfin,  có  ít  xương. Loài  cá này rất quen thuộc với các đầu bếp và thường được bán với nhiều loại nước sốt và nước súp để hương vị thêm hấp dẫn.
Sự  lớn  mạnh  nhanh  chóng của  ngành  nuôi  trồng  thủy  sản tại Việt Nam đã  và đang mang lại  nhiều  lợi  ích  cho  Liên minh Châu Âu. Tôi có thể kể ra nhiều công  ty châu Âu đang bán  thiết bị  công  nghệ  cao  cho  ngành  cá tra. Công  ty Vĩnh Hoàn có máy tạo  hình,  bao  bột  và  chiên  giòn của  Hà  Lan, máy  cấp  đông  và thiết bị dò kim  loại  của Anh và máy phân cỡ, lột da của Bỉ.
Khi nói  lời xin  lỗi con cá  tra, tôi  lại  nghĩ  đến  nhu  cầu  đang tăng  mạnh  đối  với  sản  phẩm thủy sản chất lượng này của Việt Nam  tại  những  thị  trường mới như  Trung  Quốc  và  Nhật  Bản. Các doanh nghiệp EU có vô vàn lợi  thế để  tận dụng  cơ hội kinh doanh này.
  Struan Stevenson - Bản dịch của Tạp chí TMTS
 

Phân loại tin: