RECERD tham vấn cộng đồng trong triển khai dự án Dịch vụ hệ sinh thái tạo Khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu ở thành phố Quy Nhơn

Từ ngày 21 đến 24 tháng 8 vừa qua, trong khuân khổ dự án Dịch vụ hệ sinh thái tạo khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu ở thành phố Quy Nhơn, cán bộ của RECERD đã có các buổi làm việc tham vấn cộng đồng các xã Phước Sơn, Phước Thuận, huyện Tuy Hòa và phường Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn.

 Tham dự các buổi tham vấn còn có đại diện Viện Hải dương học Nha Trang, Đại học Kinh tế Huế, ISET, CCCO, Chi cục KT&BVNL tỉnh Bình Định.
Thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định với diện tích 284,28km2, dân số thành phố là khoảng 200.000 người năm 1990, hiện giờ vào khoảng 300.000 người và dự tính sẽ tăng lên 500.000 người vào năm 2020. Những năm gần đây, trong bối cảnh đô thị hóa, diện tích rừng ngập mặn ngày càng thu hẹp và mất dần đi, khiến cộng đồng địa phương, đặc biệt là cộng đồng các vùng trũng thấp ven thành phố Quy Nhơn càng trở nên dễ bị tổn thương hơn với biến đổi khí hậu, trong đó có một bộ phận dân cư nông thôn khoảng 60.000 người phân bố ở khu vực ven đầm sẽ được sát nhập vào thành phố trong thập kỷ tới. Thêm vào đó, bản thân quá trình đô thị hóa cũng có thể khiến việc phục hồi rừng ngập mặn càng khó khăn hơn do tình trạng ô nhiễm và mất dần môi trường sống tự nhiên trong quá trình phát triển ở các khu vực gần vùng bảo vệ rừng ngập mặn. Mặt khác của nguy cơ này là khu vực ven bờ, là một vùng trũng thấp và rất dễ bị tổn thương với bão lũ. Bên cạnh đó việc gia tăng mật độ dân số và phát triển cơ sở hạ tầng ở vùng ven đầm khi đô thị hóa ngày càng mở rộng cũng là một nguyện nhân đáng kể. Điều này khiến cho việc bảo vệ vùng ven đầm trở thành một mục tiêu chiến lược và là phần chính yếu trong kế hoạch ứng phó với biến đối khí hậu của thành phố.
Dự án “Dịch vụ hệ sinh thái tạo Khả năng Chống chịu với biến đổi ở thành phố Quy Nhơn” do Quỹ Rockefeller tài trợ trong khuôn khổ Chương trình Mạng lưới các thành phố ở Châu Á có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu (ACCCRN) giai đoạn 3. Thời gian dự án là 4 năm, từ 01/01/2012 đến 31/12/2015. Cơ quan chủ quản dự án là UBND tỉnh Bình Định, đơn vị chủ trì thực hiện là Văn phòng Điều phối về BĐKH tỉnh Bình Định (CCCO Bình Định). Viện Chuyển đổi Môi trường và Xã hội (ISET) là đơn vị điều phối cấp quốc gia.
Mục tiêu tổng thể của dự án là giảm tính dễ bị tổn thương về khí hậu của người nghèo sinh sống ở khu vực ven thành phố Quy Nhơn đang mở rộng thông qua việc phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn ở đầm Thị Nại.
Nhằm phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn tại đầm Thị Nại và giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương về khí hậu của dân cư nghèo sinh sống vùng lân cận, dự án thực hiện 5 hợp phần sau:
1) Đánh giá hệ sinh thái, lựa chọn địa điểm và tiêu chí hệ sinh thái
2) Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (CBDRM)
3) Quy hoạch quản lý tài nguyên và xây dựng một thỏa thuận đồng quản lý
4) Hỗ trợ các sinh kế thay thế
5) Phục hồi rừng ngập mặn.
Nhiệm vụ của RECERD trong Dự án là hỗ trợ kỹ thuật Ban điều hành dự án trong triển khai 02 hợp phần Quy hoạch quản lý tài nguyên và xây dựng một thỏa thuận đồng quản lý và hỗ trợ các sinh kế thay thế.
Để triển khai các hạng mục cụ thể của dự án, từ ngày 21 đến 24 tháng 8 năm 2012 vừa qua RECERD phối hợp với ISET, CCCO, Chi cục KT&BVNL tỉnh Bình Định, Viện Hải dương học Nha Trang, Đại học Kinh tế Huế tổ chức các cuộc họp tham vấn cộng đồng tại 03 xã triển khai dự án Nhơn Bình, Phước Sơn, Phước Thuận.
 
 
Ông Đinh Xuân Lập, cán bộ RECERD làm việc với bà con
 
Mỗi cuộc họp có khoảng 20 người là lãnh đạo xã, cán bộ khuyên ngư, cán bộ địa chính, người dân nuôi trồng và khai thác thủy sản trên đầm thị Nại. Tại cuộc họp tham vẫn các thông tin về sinh kế hiện tại của người dân; ý kiến cộng đồng về sinh kế thay thế, sinh kế bổ sung; phương án trồng và quản lý rừng ngập mặn; các kỹ năng tập huấn thích ứng với lỗi sống đô thị…đã đươc chuyên gia RECERD thảo luận cùng cộng đồng địa phương. Ngoài ra chuyên gia RECERD còn trực tiếp đi xuống các hộ dân để tiếp tục tham vấn và tìm hiểu về các ngư cụ khai thác trên đầm thị Nại: ngư cụ nào thân thiện với cây rừng ? ngư cụ nào xâm hại tới cây rừng ? mùa vụ khai thác của các loại ngư cụ ? đối tượng khai thác của các loại ngư cụ ? và thu nhập từ hoạt động động khai thác trên đầm.
Một số hình ảnh về ngư cụ của người dân địa phương:
 
 
 

Kết quả của các buổi tham vấn là thông tin đầu vào để RECERD cùng Ban điều hành xây dựng các phương án trồng và quản lý rừng ngập mặn, các loại hình sinh kế phát triển trong dự án sẽ được triển khai vào thời gian tới.
 

Đinh Xuân Lập
 

Phân loại tin: