Những khó khăn của trẻ em làng chài Cửa Vạn và Dự án “Ước mơ cho em” của ngân hàng HSBC

05/04/2012
 
Sau gần 2 giờ đi tàu cùng Ban Quản lý vịnh Hạ Long theo Chương trình Dự án “ước mơ cho em” của Ngân hàng HSBC, chúng tôi ra đến làng chài Cửa Vạn. Hiện ra trước mắt chúng tôi không phải là một làng quê yên bình với cánh đồng thẳng cánh cò bay.Làng chài Cửa Vạn là một ngôi làng nổi trên biển đang khá tấp nập trong mùa du lịch các thuyền nan ra vào đưa khách thăm quan làng. Hiện giờ đang là thời gian nghỉ hè nên một số em học sinh cũng phụ giúp gia đình chèo đò đưa khách. Trên mặt các em rạng rỡ những nụ cười nhưng ít ai hiểu được các em đang gặp muôn vàn khó khăn trong cuộc sống.
 
Xa đất liền thiếu điều kiện học tập
 
 
                   Nhọc nhằn những chuyến đo fchở trẻ em tới trường
 
Nằm cách đất liền khoảng 25 km, làng chài Cửa Vạn với 167 hộ dân, hơn 645 nhân khẩu. Người dân trong làng chủ yếu sống bằng nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản, gần đây có thêm nghề mới là chèo đò đưa khách du lịch thăm quan làng. Do không có đất nên người dân sinh sống trên các nhà bè với diện tích rất hẹp từ 25 – 30 m2 . Điều kiện ở xa đất liền nên con em trong làng hầu hết học tại lớp học nổi của thôn được Nhà nước đầu tư từ năm 1998, nhưng do địa lý khó khăn và không có đất để xây trường nên lớp học chỉ dạy từ lớp 1 đến lớp 5, một số môn học cũng phải giảm bớt, thiếu dụng cụ giảng dạy và học tập. Qua phỏng vấn một số em, chúng tôi mới biết đa số các em mới chỉ học hết lớp 5; chỉ rất ít em gia đình có điều kiện mới có thể gửi vào đất liền theo học tiếp. Nhưng các em cũng gặp những trở ngại khác như: cuộc sống xa gia đình và hầu hết các em không bắt kịp chương trình học…
 
Không có những sân chơi cho các em
 
                                 
 Mặt biển mênh mông là sân chơi của những trẻ em làng chài
 
Không giống như các em trên đất liền có sân trường để chơi các môn thể thao như: bóng đá, bóng bàn, nhảy dây, đá cầu…hay có sân nhà mình để chơi các trò chơi dân gian như: bịt mắt bắt dê, trốn tìm, nhảy lò cò… Ở đây, sân chơi của các em là biển nước mênh mông. Trò chơi của các em là bơi đuổi bắt nhau trên biển, là chèo thuyền…Đấy là đối với các em từ 6 đến 18 tuổi; còn với các em nhỏ thì hầu như chẳng có sân chơi hay trò chơi gì, các em không có chỗ để chơi cầu trượt, đu quay hay thậm chí chạy rong chơi…các trò chơi trên đất liền với các em giống như những câu chuyện cổ tích hay món quà của ông già noel.Ở đây, cũng không có nhà trẻ để trông giữ các em. Nhà nào có con nhỏ thì ít nhất có một người lớn phải ở nhà, nhà nào không có người thì phải nhốt các em ở nhà. Mỗi lần được theo bố mẹ lên đất liền, được chơi những trò chơi mới, đối với các em đó là một ngày hội lớn và đáng nh.
 
Thiếu các điều kiện chăm sóc sức khỏe
 
Sống giữa biển khơi muôn trùng sóng  nước, xung quanh chỉ có núi đá của vịnh Hạ Long, việc đi vào bờ xa và không có nhiều phương tiện cao tốc.  Đối với những người bệnh nặng hay tai nạn rất khó khăn trong việc cấp cứu và điều trị. Cả làng không có một bác sỹ hay y tá nào mà chỉ có duy nhất một dược sỹ nhưng tuổi cũng đã cao. Từ nhỏ các em đã phải tự học cách chăm sóc bản thân và cách di chuyển trên sông nước. Hầu hết các em đều biết đến các bài thuốc lá dân gian, hái từ các cây thuốc sống trên vách đá quanh làng.
 
Không có nhiều những sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em và cũng không có nhiều loại thực phẩm,  đồ ăn của các em hàng ngày chủ yếu là các sản phẩm từ biển, rau cũng trở nên hiếm do ít và đắt hơn so với trong bờ nhiều. Ngay như nước uống và nước sinh hoạt hàng ngày cũng phải mua từ đất liền và là một thứ cần phải tiết kiệm ở nơi đây.
Xa đất liền thiếu điều kiện học tập.
 
Nằm cách đất liền khoảng 25 km, làng chài Cửa Vạn với 167 hộ dân, hơn 645 nhân khẩu. Người dân trong làng chủ yếu sống bằng nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản, gần đây có thêm nghề mới là chèo đò đưa khách du lịch thăm quan làng. Do không có đất nên người dân sinh sống trên các nhà bè với diện tích rất hẹp từ 25 – 30 m2 . Điều kiện ở xa đất liền nên con em trong làng hầu hết học tại lớp học nổi của thôn được Nhà nước đầu tư từ năm 1998, nhưng do địa lý khó khăn và không có đất để xây trường nên lớp học chỉ dạy từ lớp 1 đến lớp 5, một số môn học cũng phải giảm bớt, thiếu dụng cụ giảng dạy và học tập. Qua phỏng vấn một số em, chúng tôi mới biết đa số các em mới chỉ học hết lớp 5; chỉ rất ít em gia đình có điều kiện mới có thể gửi vào đất liền theo học tiếp. Nhưng các em cũng gặp những trở ngại khác như: cuộc sống xa gia đình và hầu hết các em không bắt kịp chương trình học…
 
 
Thiếu các điều kiện tiếp cận thông tin
 
Trong làng không có điện cũng như không có những thiết bị máy móc dùng năng lượng tự nhiên như mặt trời, gió… Một số nhà có điều kiện dùng máy phát điện, một số khác chạy bình ắc quy tích điện từ đất liền ra. Điện ở đây được dùng chủ yếu cho thắp sáng nhưng cũng rất tiết kiệm, một số nhà có trang bị ti vi và đài nhưng do địa hình làng được bao bọc bởi núi đá nên hầu như không có sóng. Các em cũng không có nhiều sách báo hay truyện để đọc và thông tin thường rất cũ.
 
Thiếu các điều kiện tiếp cận nghề nghiệp mới
 
Khi được tiếp xúc trò chuyện, trao đổi với các em, một điều mà hầu như ai trong đoàn chúng tôi đều nhận thấy ở các em: Các em tràn đầy những ước mơ “Em muốn học giỏi để xây dựng quê hương”; “Em muốn ra ngoài để học hỏi những điều mới”,…. Nhưng khi được hỏi về dự định nghề nghiệp thì hầu hết các em lại xác định ở lại làng. Bởi đối với các em ở lại làng là một điều tất nhiên. Đó là nơi các em đã được sinh ra và lớn lên, là nơi gắn bó tuổi thơ sông nước của mình và có lẽ đơn giản bởi một lý do, các em chưa được tiếp cận những cái mới, chưa được học những nghề mới, các em chưa tự tin và còn e ngại về trình độ học vấn của mình.
 
Ngân hàng HSBC mang “giấc mơ có thực” đến cho trẻ em làng chài Cửa Vạn
 
Qua thời gian công tác tại Cửa Vạn, được sống cùng và hiểu những khó khăn của trẻ em ở đây, các cán bộ Trung tâm Nghiên cứu Quản lý và Phát triển bền vững (MSD) luôn canh cánh trong lòng về một dự án mang lại “giấc mơ” cho các em. Năm 2011, dự án “Ước mơ cho em” do MSD thiết kế đã may mắn nhận được được sự tài trợ kinh phí của Ngân hàng HSBC Việt Nam và sẽ được MSD phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Phát triển Nông thôn (RECERD) thực hiện trong thời gian tới.Trong khuôn khổ của dự án, 21 buổi học và 07 tọa đàm sẽ được tổ chức nhằm cung cấp các kiến thức xã hội cơ bản như: quyền trẻ em, các vấn đề xã hội, HIV/AIDS, tình dục an toàn, bình đẳng giới, bảo vệ môi trường sống…; Giáo dục các kỹ năng sống, như: kỹ năng giao tiếp, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bạo lực, kỹ năng thích nghi và ứng phó với những biến đổi của môi trường sống…; tư vấn định hướng nghề nghiệp cho các em.Ngoài ra dự án còn trang bị cho các em 01 Tủ sách HSBC “Ước mơ của em” đặt tại lớp học nổi ở làng chài nhằm góp thêm một sân chơi kiến thức bổ ích và lâu dài cho con em ngư dân; Tổ chức sự kiện “Chắp cánh ước mơ” gồm các hoạt động: (1) thi về hiểu biết xã hội, kỹ năng sống; (2) triển lãm “Ước mơ của em” trưng bày tranh ảnh, các bài viết về cuộc sống, ước mơ và nỗ lực phấn đấu của các thanh thiếu niên làng chài; (3) tặng quà, khen thưởng các trường hợp đặc biệt (kêu gọi sự đóng góp tình nguyện hoặc hiện vật như sách vở, truyện, đồ dùng học tập từ các doanh nghiệp hoặc khách du lịch); Tiếp cận các doanh nghiệp tại địa bàn để tìm kiếm cơ hội về đào tạo nghề và việc làm phù hợp, tư vấn và chuyển gửi các thanh thiếu niên có nguyện vọng phù hợp.
                     
 
Cán bộ dự án cùng học tập với trẻ láng chài
 
Chúng tôi ra đi mang theo những sứ mệnh và khi trở lại đây chúng tôi luôn hy vọng với công sức nhỏ bé của mình sẽ mang lại cho các em phần nào hiện thực của những ước mơ đó. Chúng tôi thầm cảm ơn Ngân hàng HSBC, cảm ơn vì những “giấc mơ có thực” HSBC sẽ mang lại cho các em.
 
Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Ông ĐInh Xuân Lập, email : lap.recerd@gmail.com
Đinh Xuân Lập
Theo vicongdong.vn
 
 

Phân loại tin: