Minh Châu là 1 trong 5 xã đảo của huyện Vân Đồn, xã có diện tích 8.177ha; trong đó các đảo chiếm 2.826ha, diện tích biển chiếm 5.351ha, xã có 4 thôn: Quang Trung, Ninh Hải, Nam Hải và Tiền Hải với tổng số 248 hộ, 1.002 nhân khẩu và 420 lao động.
Người dân trên đảo chủ yếu khai thác và nuôi trồng thuỷ, hải sản có 124 hộ, sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt) 69 hộ, kinh doanh dịch vụ 20 hộ, còn lại là các hộ kinh doanh tổng hợp. Minh Châu có tài nguyên thiên nhiên, văn hoá phong phú, khí hậu biển đảo, môi trường trong lành là điểm hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Bên cạnh các hệ sinh thái tự nhiên, Minh Châu có nền văn hoá lâu đời gắn liền với các di chỉ khảo cổ thuộc khu vực Vịnh Hạ Long và các chiến tích lịch sử qua các triều đại.
Mặc dù có những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, văn hoá, xã hội. Nhưng đời sống, sinh hoạt người dân Minh Châu còn gặp nhiều khó về cơ sở hạ tầng như: Đường giao thông, điện, nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất... Thu nhập người dân trên đảo còn thấp, chủ yếu từ nguồn khai thác thuỷ, hải sản và một phần sản xuất nông - lâm nghiệp. Hoạt động dịch vụ du lịch ở xã Minh Châu đã xuất hiện ở một vài hộ, nhưng còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, thiếu định hướng. Nhận thức của người dân về bảo vệ và khai thác tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường cho sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng còn yếu kém. Năng lực của chính quyền và người dân trong quản lý và phát triển hoạt động du lịch sinh thái còn nhiều hạn chế. Việc mở ra hướng kinh doanh dịch vụ mới cho hộ nông dân xã đảo “du lịch sinh thái cộng đồng” nhằm khai thác bền vững tiềm năng của môi trường và tài nguyên địa phương; tạo ra một nghề mới tăng thu nhập cho người dân đã được Hội Nông dân tỉnh và chính quyền địa phương thống nhất xây dựng dự án “mô hình cộng đồng bảo vệ và khai thác tài nguyên môi trường biển nhằm phát triển du lịch sinh thái biển tại xã Minh Châu”. Được sự hỗ trợ của tổ chức GEF (Quỹ Môi trường toàn cầu tại Việt Nam), dự án bắt đầu triển khai vào quý I-2011, dự kiến thực hiện trong 2 năm. Nội dung dự án tập trung một số hoạt động chủ yếu như tổ chức tập huấn tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và tài nguyên, quản lý và phát triển du lịch sinh thái cộng đồng cho chính quyền và người dân địa phương xã Minh Châu. Xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn, xử lý rác thải sinh hoạt của khách du lịch và nhân dân địa phương trên tuyến đường liên xã Minh Châu - Quan Lạn và dọc bãi tắm Minh Châu hiện nay đã làm ảnh hưởng đến môi trường cộng đồng. Tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái cộng đồng phù hợp với địa phương; xây dựng mạng lưới du lịch “Nhà ở Minh Châu”, trước mắt thực hiện cải tạo, thiết kế những nhà cổ theo kiểu nhà nghỉ sinh thái của 10 hộ nông dân tập trung ở 2 thôn Ninh Hải và Quang Trung để đón khách du lịch. Xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển du lịch sinh thái cộng đồng như khu khai thác sá sùng, nhà bảo tàng để lưu giữ những vật dụng truyền thống trong sản xuất, đời sống văn hoá của người dân địa phương... Thiết kế hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời để phát điện sử dụng sinh hoạt và cung cấp điện cho thiết bị đun nước nóng phục vụ nhà nghỉ của 10 hộ nông dân kinh đón khách du lịch sinh thái. Hỗ trợ vốn vay với lãi suất thấp (bằng lãi cho hộ nghèo) cho 25-30 hộ với mức 10 triệu đồng/hộ để đầu tư sản xuất tăng thu nhập, đồng thời cung cấp sản phẩm cho khách du lịch ăn nghỉ trên địa bàn đảo như mô hình trồng rau an toàn, nuôi lợn hướng nạc, và nuôi tu hài trên biển.
Mặc dù có những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, văn hoá, xã hội. Nhưng đời sống, sinh hoạt người dân Minh Châu còn gặp nhiều khó về cơ sở hạ tầng như: Đường giao thông, điện, nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất... Thu nhập người dân trên đảo còn thấp, chủ yếu từ nguồn khai thác thuỷ, hải sản và một phần sản xuất nông - lâm nghiệp. Hoạt động dịch vụ du lịch ở xã Minh Châu đã xuất hiện ở một vài hộ, nhưng còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, thiếu định hướng. Nhận thức của người dân về bảo vệ và khai thác tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường cho sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng còn yếu kém. Năng lực của chính quyền và người dân trong quản lý và phát triển hoạt động du lịch sinh thái còn nhiều hạn chế. Việc mở ra hướng kinh doanh dịch vụ mới cho hộ nông dân xã đảo “du lịch sinh thái cộng đồng” nhằm khai thác bền vững tiềm năng của môi trường và tài nguyên địa phương; tạo ra một nghề mới tăng thu nhập cho người dân đã được Hội Nông dân tỉnh và chính quyền địa phương thống nhất xây dựng dự án “mô hình cộng đồng bảo vệ và khai thác tài nguyên môi trường biển nhằm phát triển du lịch sinh thái biển tại xã Minh Châu”. Được sự hỗ trợ của tổ chức GEF (Quỹ Môi trường toàn cầu tại Việt Nam), dự án bắt đầu triển khai vào quý I-2011, dự kiến thực hiện trong 2 năm. Nội dung dự án tập trung một số hoạt động chủ yếu như tổ chức tập huấn tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và tài nguyên, quản lý và phát triển du lịch sinh thái cộng đồng cho chính quyền và người dân địa phương xã Minh Châu. Xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn, xử lý rác thải sinh hoạt của khách du lịch và nhân dân địa phương trên tuyến đường liên xã Minh Châu - Quan Lạn và dọc bãi tắm Minh Châu hiện nay đã làm ảnh hưởng đến môi trường cộng đồng. Tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái cộng đồng phù hợp với địa phương; xây dựng mạng lưới du lịch “Nhà ở Minh Châu”, trước mắt thực hiện cải tạo, thiết kế những nhà cổ theo kiểu nhà nghỉ sinh thái của 10 hộ nông dân tập trung ở 2 thôn Ninh Hải và Quang Trung để đón khách du lịch. Xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển du lịch sinh thái cộng đồng như khu khai thác sá sùng, nhà bảo tàng để lưu giữ những vật dụng truyền thống trong sản xuất, đời sống văn hoá của người dân địa phương... Thiết kế hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời để phát điện sử dụng sinh hoạt và cung cấp điện cho thiết bị đun nước nóng phục vụ nhà nghỉ của 10 hộ nông dân kinh đón khách du lịch sinh thái. Hỗ trợ vốn vay với lãi suất thấp (bằng lãi cho hộ nghèo) cho 25-30 hộ với mức 10 triệu đồng/hộ để đầu tư sản xuất tăng thu nhập, đồng thời cung cấp sản phẩm cho khách du lịch ăn nghỉ trên địa bàn đảo như mô hình trồng rau an toàn, nuôi lợn hướng nạc, và nuôi tu hài trên biển.
Rừng Trâm của xã Minh Châu
Với những hoạt động này, dự án sẽ giúp nâng cao nhận thức cho người dân địa phương về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cho việc phát triển du lịch sinh thái cộng đồng. Huy động nguồn lực của cộng đồng đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm tới. Xây dựng năng lực về quản lý cho chính quyền và người dân về phát triển du lịch sinh thái và giám sát hoạt động bảo vệ môi trường và khai thác tài nguyên nói chung, hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng nói riêng. Thử nghiệm và nhân rộng các mô hình sử dụng năng lượng mặt trời để phục vụ cho hộ kinh doanh du lịch và hộ dân trên đảo; khắc phục tình trạng không có điện lưới, thực hiện tốt việc thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt bảo vệ môi trường nông thôn, giữ gìn vệ sinh cộng đồng. Góp phần tích cực thực hiện các phong trào thi đua của tổ chức Hội Nông dân phát động và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh và chương trình hành động Nghị quyết của Hội Nông dân tỉnh về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020.
Dự án do Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Phát triển nông thôn làm đơn vị tư vấn
Nguyên Đường (Theo: Báo điện tử Quảng Ninh)