Khốn khổ vì thủy điện “treo”

Đã ba năm kể từ ngày khởi công, dự án thủy điện sông Nam – sông Bắc (Đà Nẵng) chỉ mới thi công được… 10 trụ điện.
Thủy điện sông Nam – sông Bắc (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang) là dự án thủy điện duy nhất hiện nay của TP Đà Nẵng. Tuy nhiên, đã ba năm kể từ ngày khởi công, dự án này chỉ mới thi công được… 10 trụ điện. Dân tiếc đất nhưng đành bỏ hoang, không dám trồng trọt vì sợ khi cây vừa lớn thì lại phải phá bỏ để triển khai dự án.

“Ngày khởi công thủy điện rầm rộ lắm, lãnh đạo chính quyền và nhà máy hứa hẹn ngoài nhận tiền bồi thường người dân còn được tạo công ăn việc làm. Thế mà đến nay dự án vẫn nằm hoài trên giấy, chỉ thấy nhà đầu tư trồng được.

Để nhường đất cho thủy điện, 104 hộ dân thuộc hai thôn Tà Lang, Giàn Bí (chủ yếu là đồng bào dân tộc Cà Tu) bị thu hồi khoảng 300 ha. Nhưng đến nay, người dân chỉ mới nhận được tiền bồi thường cây trồng, còn tiền bồi mấy cái cọc” – ông Nguyễn Văn Nhân (thôn Tà Lang) nói.

Dự án thủy điện sông Nam - sông Bắc chỉ mới làm được 10 trụ điện, vật liệu vứt ngổn ngang giữa rừng núi. Ảnh: LÊ PHI

Dự án thủy điện sông Nam – sông Bắc chỉ mới làm được 10 trụ điện, vật liệu vứt ngổn ngang giữa rừng núi (Ảnh: Lê Phi/Pháp luật TP. HCM)

Chị Nguyễn Cửu Thị Mai Anh cho biết thêm: Chờ hoài mà dự án vẫn chưa thấy triển khai. Nếu chủ đầu tư không làm thì cứ thông báo để dân tập trung sản xuất. Chứ nhìn đất bỏ hoang, trong khi việc làm không có, mọi người xót xa lắm!

Theo ghi nhận, hiện dự án thủy điện này chỉ mới trồng được 10 trụ điện. Sắt, thép để làm trụ điện nằm lăn lóc khắp nơi. Khu vực triển khai dự án không thấy bóng dáng công nhân hay máy móc thi công. “Xã đã nhiều lần kiến nghị TP đôn đốc đẩy nhanh tiến độ nhưng chủ đầu tư không chịu làm gì, người dân bức xúc lắm” – ông Hồ Tăng Phúc, Chủ tịch UBND xã Hòa Bắc, nói.

Công suất nhỏ, phá nhiều rừng

Thủy điện sông Nam – sông Bắc có công suất nhỏ (49,2 MW) nhưng lại chiếm tới hơn 900 ha đất rừng tự nhiên thuộc Ban Quản lý rừng đặc dụng Bà Nà – Núi Chúa, chưa kể đất rừng sản xuất thu hồi của người dân. Trước khi có dự án, hơn 650 ha đất rừng (dự kiến sẽ là lòng hồ thủy điện) đã được chuyển đổi mục đích sử dụng. Hiện dự án bị vướng do Bộ NN&PTNT không đồng ý cho TP Đà Nẵng chuyển đổi mục đích sử dụng gần 240 ha đất rừng đặc dụng còn lại. Chính vì vậy, nhiều khả năng dự án sẽ phải điều chỉnh giảm quy mô.

Theo ông Trần Văn Trường, Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang, hiện TP Đà Nẵng đang rà soát thủ tục để xử lý các vướng mắc của dự án. TP và huyện Hòa Vang cũng đã làm việc với chủ đầu tư dự án thủy điện sông Nam – sông Bắc, yêu cầu không được để quá chậm trễ như hiện nay. “Tại buổi làm việc, chủ đầu tư cam kết sẽ triển khai dự án theo từng giai đoạn cụ thể. Nếu họ tiếp tục chậm trễ, huyện sẽ đề nghị TP thu hồi dự án” – ông Trường cho hay.

Dự án thủy điện sông Nam – sông Bắc có tổng vốn đầu tư 1.400 tỉ đồng, do Công ty Cổ phần Thủy điện Geruco Sông Côn (Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) làm chủ đầu tư. Năm 2008, TP Đà Nẵng phê duyệt phương án bồi thường thiệt hại và giải phóng mặt bằng cho dự án. Đến tháng 6-2010, dự án chính thức khởi công và dự kiến hoàn thành vào năm 2013.

__________________________________

Nếu không có lợi, hãy dừng dự án

Phong trào làm thủy điện của chúng ta hiện nay không vì lợi ích tổng thể mà chỉ vì lợi ích cho chủ đầu tư nên vùng hạ du sẽ lãnh đủ. Bài học thủy điện A Vương năm 2009 xả lũ làm ngập cả một vùng rộng lớn của Quảng Nam là một kinh nghiệm xương máu.

Trong trường hợp thủy điện sông Nam – sông Bắc đã chậm trễ kéo dài như vậy, TP Đà Nẵng nên xem xét lại dự án. Nếu xét thấy có lợi thì TP thúc đẩy triển khai dự án. Còn không, hãy cho tạm dừng dự án để đảm bảo cuộc sống người dân.

Chuyên gia thủy điện Lê Trí Tập, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Theo Lê Phi/Pháp luật TP.HCM, 23/08/2013

 
ShareThis Copy and Paste

Phân loại tin: