Mô hình Xây dựng Hương ước bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng được Chương trình SEMLA triển khai tại xã An Chấn, huyện Tuy An — Phú Yên đang là một trong những mô hình điểm thực hiện xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường phát huy hiệu quả trong cả nước.
Mô hình Xây dựng Hương ước bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng được Chương trình SEMLA triển khai tại xã An Chấn, huyện Tuy An — Phú Yên đang là một trong những mô hình điểm thực hiện xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường phát huy hiệu quả trong cả nước.
An Chấn được biết đến là một xã nghèo ven biển với hơn 2.000 hộ dân sinh sống, bám biển. Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân trong xã dần dần khởi sắc. Tuy nhiên, cùng với đó nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường phát sinh ngày càng phức tạp. Bên cạnh tình trạng ô nhiễm môi trường do sự cố tràn dầu, thiên tai, bão lũ từ biển tràn vào thì một lượng không nhỏ chất thải rắn sinh hoạt người dân thải ra đã khiến cho môi trường sống An Chấn ngày càng xuống cấp.
Trước bức xúc về môi trường, từ năm 2001 Hội phụ nữ xã An Chấn đã đứng ra thành lập Câu lạc bộ môi trường với hoạt động thu dọn rác tại bãi biển một tuần một lần. Thời gian cao điểm, Câu lạc bộ môi trường đã thu hút được hơn 30 người tham gia. Mặc dù có nhiều nỗ lực nhưng môi trường sống của An Chấn không có nhiều khả quan, do hoạt động của Câu lạc bộ môi trường còn nhỏ lẻ, tự phát, thiếu kinh phí, trang thiết bị thu gom cũng như những cơ chế , chính sách hỗ trợ chưa phù hợp. Bên cạnh đó, sự thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm của một bộ phận không nhỏ người dân thường xuyên xả chất thải bừa bãi khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng một trầm trọng. Tình trạng này chỉ dần được khắc phục khi tỉnh Phú Yên được Chương trình SEMLA hỗ trợ, đưa Dự án Xây dựng hương ước bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng làm thí điểm ở An Chấn.
Dự án xây dựng Hương ước bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng chính thức được triển khai thực hiện. Từ tháng 2/2007 bản hương ước bảo vệ môi trường của 5 thôn được ban soạn thảo của từng thôn chắp bút, với sự tham gia đóng góp ý kiến của cộng đồng và các chuyên gia tư vấn của Chương trình SEMLA tỉnh và quốc gia. Ông Hồ Hoàng Bá, Phó chủ tịch UBND xã An Chấn cho biết: Trước khi hương ước được soạn thảo, ban quản lý dự án đã tổ chức các buổi mít tinh để lấy ý kiến nhân dân từng thôn. Những điều khoản gì chưa phù hợp đều được nhân dân góp ý một cách thẳng thắn, dân chủ. Trên cơ sở đó nhân dân cử đại diện để chắp bút. Vì vậy, khi triển khai thực hiện rất thuận lợi và được nhân dân đồng tình. Bà con xem đây chính là việc làm của mình.
Điều đáng mừng là ngay từ khi mới bắt đầu triển khai, chương trình được sự hưởng ứng nhiệt tình của chính quyền và nhân dân trong toàn xã. Những vấn đề bức xúc về môi trường của từng thôn được người dân bàn bạc, đưa vào hương ước. Trước khi địa phương triển khai các chương trình bảo vệ môi trường (BVMT), như nhiều làng biển khác, bãi biển An Chấn vốn rất đẹp nhưng luôn trong tình trạng ô nhiễm rác thải. Đây cũng là nơi tập trung hàng chục lò chế biến cá cơm xuất khẩu. Nước thải từ các lò chế biến cá chảy tràn trên bãi biển, mùi hôi tanh nồng nặc và ruồi nhặng dày đặc. Khi triển khai xây dựng hương ước, bà con đưa và o nội dung chính của hương ước các quy định về thu gom và xử lý rác thải, về thoát nước và xử lý nước thải, về xử lý khí thải, tiếng ồn, bảo vệ hệ sinh thái, đa dạng sinh học và tổ chức ngày xanh - sạch - đẹp hàng tháng. Các quy định về khen thưởng, xử phạt cũng được quy định rất cụ thể, chi tiết dựa trên cơ sở của các văn bản pháp luật về môi trường. Từ khi có hương ướ c, bản thân mỗi người dân thấy được vai trò trách nhiệm của mình trong hoạt động BVMT tại địa phương. Ông Lê Văn Cấy, người dân thôn Mỹ Quang Nam, xã An Chấn, nói: Mỗi buổi sáng và chiều làm vệ sinh, gia đình tôi cũng như bà con lối xóm đều gom rác đến vị trí quy định để xe thu gom rác vận chuyển đến bãi rác, nhờ vậy, nhà cửa, làng xóm sạch đẹp.
Không chỉ có người lớn tham gia thực hiện mà học sinh ở các trường tiểu học cũng tham gia hương ước bằng việc vẽ tranh về môi trường dựa vào các nội dung của hương ước. Các tranh vẽ được in thành những áp phích lớn treo tại thôn, làm nền in các quy định của hương ước để cấp phát cho từng hộ dân. Học sinh còn thi tuyên truyền về BVMT bằng các tiết mục văn nghệ, biểu diễn thời trang, qua đó thu hút đông đảo nhân dân đến các buổi tuyên truyền về môi trường và quan trọng hơn là bản thân các em sẽ là những hạt nhân trong hoạt động BVMT tại chính nhà và ngôi trường của mình.
Đối với các hội đoàn thể, hội phụ nữ xã là đoàn thể tích cực nhất triển khai công tác BVMT. Chị Nguyễn Thị Ẩm, Hội Phụ nữ xã An Chấn cho biết: Trước đây, vì bức xúc trước tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là khu vực bờ biển hai thôn Mỹ Quang Nam và Mỹ Quang Bắc, hội phụ nữ xã đã đứng ra vận động chị em thành lập các tổ thu gom rác và định kỳ hằng tuần các mẹ, các chị phân công nhau làm sạch bờ biển. Hương ước về BVMT đã hỗ trợ tích cực cho các tổ trong hoạt động BVMT thôn xóm. Khẳng định kết quả sau 2 năm triển khai dự án SEMLA về hạng mục xây dựng hương ước BVMT, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Yên Nguyễn Kim Phúc cho rằng: Hương ước BVMT có sự tham gia của cộng đồng tại xã An Chấn là mô hình tích cực về BVMT ở nông thôn. Hương ước đã giúp người dân nâng cao nhận thức về BVMT, chuyển biến được một bưc hành vi ứng xử với môi trường. Người dân trực tiếp tham gia giải quyết những vấn đề bức xúc về môi trường của chính họ một cách tự giác, góp phần làm cho quê hương, làng xóm ngày càng sạch đẹp.
Trên cơ sở những thành công đạt được từ việc xây dựng hương ước BVMT tại An Chấn, mới đây tỉnh Phú Yên đã nhân rộng mô hình này tạ i xã Xuân Thọ 2 (TX Sông Cầu) và hướng đến nhân rộng trong cộng đồng những năm tiếp theo. Hoạt động xây dựng thí điể m hương ước BVMT có sự tham gia của cộng đồng tại xã An Chấn giúp cho người dân có cơ hội tìm hiểu và hiểu biết được tương đối đầy đủ những quy định của pháp luật về BVMT, nhất là trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của người dân trong lĩnh vực này. Dự án đã thực sự góp phần nâng cao nhận thức BVMT cho từng người dân và chuyển biến nhận thức thành hành vi cụ thể cho họ, đồng thời tăng cường năng lực quản lý môi trường cho cán bộ xã, các hội, đoàn thể
Nguyên Khôi
Khai giảng khóa đào tạo tập huấn quản lý an toàn hóa chất