Hội thảo về hoạt động của Dự án CLUES tại tỉnh Bạc Liêu

Trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, trường Đại học Cần Thơ với Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên sử dụng đất ở Đồng bằng sông Cửu Long: sự thích ứng của các hệ thống canh tác trên nền lúa” (Dự án CLUES) do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế của Úc (ACIAR) tài trợ.
Quang cảnh buổi hội thảo      Ảnh: Phan Hồng
Sau hai năm hoạt động, Ngày 06 tháng 12 năm 2012, Dự án CLUES phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội thảo “Kết quả 2 năm hoạt động của Dự án CLUES tại  tỉnh Bạc Liêu tại Hội trường Nhà Khách số 1 Hùng Vương, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Thành phần đại biểu tham dự gồm đại diện Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Tỉnh Đoàn; đại diện lãnh đạo UBND huyện Hòa Bình và huyện Phước Long; đại diện lãnh đạo các phòng, đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đại diện lãnh đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện Hòa Bình, Vĩnh Lợi, Giá Rai, Đông Hải, Phước Long và Hồng Dân Trưởng trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Hòa Bình và huyện Phước Long; Chủ tịch thị trấn Hòa Bình, huyện Hòa Bình và Chủ tịch xã Phước Long, huyện Phước Long; đại diện Đài Phát thanh và Truyền hình Bạc Liêu, Báo Bạc Liêu; 10 nông dân ấp Láng Giài, thị trấn Hòa Bình, huyện Hòa Bình và 10 nông dân ấp Phước Thạnh, xã Phước Long, huyện Phước Long. Các báo cáo trình bày tại Hội thảo gồm:
 
1. Dự báo biến đổi khí hậu và kết quả mô phỏng diễn biến mặn, ngập lụt ở Bạc Liêu trong các điều kiện thủy văn
 
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực và chiến lược thích ứng biến đổi khí hậu của nông dân
3. Nghiên cứu chọn giống lúa chịu mặn cho tỉnh Bạc Liêu
4. Phát thải CH4 và N2O trong hệ thống canh tác lúa - tôm
5. Biện pháp tưới ngập - khô xen kẻ và giảm lượng phân lân trong canh tác lúa
6. Nhân rộng mô hình phương pháp tưới ngập - khô xen kẻ trong canh tác lúa ở Bạc Liêu vụ Đông Xuân năm 2011 - 2012
7. Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và cập nhật bản đồ đất
8. Hệ thống cây trồng cạn trên nền trồng lúa nước tại tỉnh Bạc Liêu.
 
GS. TS Lê Quang trí Giám đốc Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu Đồng bằng sông Cửu Long, trường Đại học Cẩn Thơ tổng hợp các báo cáo: kết quả mô phỏng nhiệt độ, diễn biến xâm nhập mặn, ngập mưa thất thường của tỉnh Bạc Liêu thời gian qua; nghiên cứu giống lúa chịu mặn để thích ứng; mô hình tôm - lúa  từ giống Một bụi đỏ - rửa mặn để sản xuất có hiệu quả; mô hình lúa màu để chuyển đổi khi thời tiết thay đổi; nghiên cứu các yếu tố kinh tế xã hội cho thấy chi phí đầu tư lớn; mô hình tưới ướt - khô xen kẽ để tiết kiệm chi phí, làm lợi nhuận tăng lên; mô hình tôm - lúa bền vững và xâm nhập mặn ít do kiềm hóa trong đất, đất dễ nén chặt; nghiên cứu sự đáp ứng của người dân về khả năng mở rộng mô hình tưới ướt khô xen kẽ; Xây dựng cơ sở dữ liệu về chế độ nước, bản đồ đất và đơn vị đất đai; đánh giá khí thải trong đất tôm - lúa. Rất nhiều câu hỏi do các đại biểu đặt ra được nhóm nghiên cứu giải đáp thỏa đáng. Qua đó, dự án có điều kiện xây dựng kế hoạch nghiên cứu năm 2013 sát yêu cầu thực tế hơn.
 
Ông Phan Minh Quang, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu bế mạc hội thảo: Qua tham dự hội thảo, đại biểu hiểu rõ hơn về dự án CLUES. Dự án triển khai chưa được 2 năm nhưng một số nghiên cứu đã được áp dụng như tưới ướt - khô xen kẽ 05 mô hình vụ Đông Xuân năm 2011 - 2012. Sẽ tiếp vụ Đông Xuân 2012 - 2013 kết hợp giảm bón phân lân để giảm chi phí sản xuất. Áp dụng nhân giống lúa chịu mặn 12 tấn OM 6677 và OM 5629 để hỗ trợ cho bà con nông dân. Điều quan trọng thành công của mô hình tôm - lúa là đất được rửa mặn tốt. Xây dựng năng lực thích ứng cấp nông hộ là xây dựng ô đê bao khép kín chống xâm nhập mặn. Các địa phương thực hiện mô hình của dự án cần phối hợp, hỗ trợ cán bộ thực hiện, đặc biệt là các hộ nên tuân thủ quy trình do cán bộ hướng dẫn.
 
Phan Hồng
 

Phân loại tin: