Ngày 30, 31 tháng 11 năm 2012 vừa qua, tại khách sạn Novotel, TP Nha Trang, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Ban Phát triển Bền vững Quốc tế của Tổ chức Từ Thiện Hoàng Tử xứ Wales (Anh Quốc), Trung ương Hội nghề cá Việt Nam tổ chức hội thảo Cơ hội cho nghề cá bền vững ở Việt Nam, xác định con đường chuyển đổi.
Hội thảo với hơn 80 đại biểu tham gia, bao gồm: đại biểu đến từ các nước có nghề cá phát triển Nhật Bản, Mozambique, Philipphine, Hoa Kỳ; đại biểu đến từ 15 tỉnh ven biển Việt Nam, đại diện Trung ương Hội nghề cá Việt Nam, Ngân hàng thế giới, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, Đại học Nha Trang… Ban quản lý dự án “Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững” Trung ương và 8 tỉnh cũng tới tham dự hội thảo.
Tại phiên làm việc ngày đầu tiên, hội thảo bao gồm các hội dung:
- Hướng tới nghề cá bền vững toàn cầu của Ban Phát triển Bền vững Quốc tế;
- Khái quát về thực trạng nghề cá ở Việt Nam;
- Vai trò tham gia của các tổ chức liên chính phủ đối với nền ngư nghiệp bền vững ở Việt Nam;
- Các chương trình của FAO liên quan đến quản lý nghề cá ven bờ tại Việt Nam;
- Các đại biểu đến từ Nhật Bản, Philipphine, Mozambique, Hawaii – Hoa Kỳ, Bến Tre – Việt Nam, Bình Thuận – Việt Nam đã có bài trình bày chia sẻ về các mô hình quản lý nghề cá bền vững đã được triển khai thành công trên thế giới và tại Việt Nam.
Tại phiên làm việc ngày đầu tiên, hội thảo bao gồm các hội dung:
- Hướng tới nghề cá bền vững toàn cầu của Ban Phát triển Bền vững Quốc tế;
- Khái quát về thực trạng nghề cá ở Việt Nam;
- Vai trò tham gia của các tổ chức liên chính phủ đối với nền ngư nghiệp bền vững ở Việt Nam;
- Các chương trình của FAO liên quan đến quản lý nghề cá ven bờ tại Việt Nam;
- Các đại biểu đến từ Nhật Bản, Philipphine, Mozambique, Hawaii – Hoa Kỳ, Bến Tre – Việt Nam, Bình Thuận – Việt Nam đã có bài trình bày chia sẻ về các mô hình quản lý nghề cá bền vững đã được triển khai thành công trên thế giới và tại Việt Nam.
toàn cảnh hội thảo, ảnh RECERD
Phiên làm việc ngày thứ hai, hội thảo chia thành các nhóm để thảo luận về các câu chuyện “thấy là tin” cùng suy nghĩ về các mô hình quản lý nghề cá bền vững đã trình bày tại ngày thứ nhất và tìm ra các giải pháp về con đường chuyển đổi cho nghề cá Việt Nam. Từ kết quả làm việc của ngày thứ hai, hội thảo đã xác định được một số mô hình có thể nhân rộng (Mô hình đồng quản lý của Nhật Bản; mô hình khu bảo tồn của Philipphine; Thực thi pháp luật trong nghề cá của Mozambique; Chứng nhận sinh thái cho sản phẩm khai thác thủy sản, Nghêu, Bến Tre, Việt Nam ) và các nhóm giải pháp chuyển đổi nghề cá Việt Nam về (Luật thủy sản; Chính sách quản lý và phát triển nghề cá; Hệ thống tổ chức quản lý nghề cá).
Từ kết quả của hội thảo, Chương trình về biển của Ban Phát triển Bền vững Quốc tế (ISU) đã xác định bước đi tiếp theo là tiếp tục xây dựng tinh thần thống nhất giữa các bên về tầm quan trọng của các nghề cá bền vững và các giải pháp cần thiết để quản lý nghề cá bền vững; Tạo điều kiện để thống nhất cách thức áp dụng, thúc đẩy các mô hình quản lý nghề cá bền vững trên thế giới.
Từ kết quả của hội thảo, Chương trình về biển của Ban Phát triển Bền vững Quốc tế (ISU) đã xác định bước đi tiếp theo là tiếp tục xây dựng tinh thần thống nhất giữa các bên về tầm quan trọng của các nghề cá bền vững và các giải pháp cần thiết để quản lý nghề cá bền vững; Tạo điều kiện để thống nhất cách thức áp dụng, thúc đẩy các mô hình quản lý nghề cá bền vững trên thế giới.
Đinh Xuân Lập