(GRAISEA 2.0) – TỔNG KẾT MÔ HÌNH ĐẬU NÀNH RAU CANH TÁC THEO HƯỚNG AN TOÀN

Xây dựng các mô hình canh tác thích ứng biến đổi khí hậu là 1 trong những hợp phần quan trọng của chương trình Graisea 2.0. Luân canh cây Đậu Nành Rau trên nền đất lúa là 1 mô hình mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân trồng lúa trong buổi cảnh tác động của biến đối khí hậu, tác hại của thâm canh lên năng suất và chất lượng lúa thương phẩm.
 
 
Địa điểm thực hiện: HTX Vĩnh Gia, Tri Tôn, An Giang
 
 
 
BÁO CÁO TỔNG KẾT MÔ HÌNH
SẢN XUẤT ĐẬU NÀNH RAU THEO HƯỚNG AN TOÀN TẠI HTX NN VĨNH GIA – TRI TÔN – AN GIANG
Phần I : Mục đích
Đánh giá tính thích nghi và hiệu quả kinh tế của đậu nành rau trên vùng đất phèn theo hướng an toàn.
Phần II: Nội dung thực hiện mô hình
1. Diện tích và Giống:
- Thử nghiệm mô hình đậu nành rau trên diện tích 01 ha đất tại HTX NN xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
- Giống đậu nành được mua tại Công ty Cổ phần rau quả thực phẩm An Giang (ANTESCO).
2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
a. Chuẩn bị đất:
+ Đất được xới cho tơi xốp, diệt trừ cỏ dại, xử lý mầm bệnh.
+ Bón lót phân hữu cơ.
+ Lên mỗi mặt liếp có khoảng cách 150 cm, giữa các liếp có rãnh cách khoảng 25cm và sâu 20cm để thuận tiện trong việc tưới tiêu.
Hình 1: Chuẩn bị đất trồng và Giống đậu nành rau.
b. Thời gian và mật độ xuống giống: Xuống giống ngày 12/5/2020 (Tỷ lệ khoảng 10 – 11kg đậu giống/1000m 2)
+ Hàng cách hàng từ 25 – 30cm, gốc cách gốc khoảng 18 – 20cm.
+ Xuống giống có 2 cách tạo các lỗ rồi bỏ hạt vào hoặc dùng máy tỉa.
 
Hình 2: Trồng đậu nành bằng máy tỉa.
c. Kỹ thuật tưới nước: Nước được bơm trực tiếp lên ruộng và chảy đều ra mặt ruộng thông qua các rãnh.
d. Kỹ thuật bón phân: Phân được bón trực tiếp lên các liếp đậu (hạn chế để phân rớt xuống các rãnh).
e. Chăm sóc làm cỏ: Xử lý cỏ dại trên mặt liếp và các rãnh bằng thuốc diệt cỏ loại dung cho cây 1 lá mầm.
f. Thu hoạch và bảo quản trái: Đậu nành đến khi thu hoạch thì thuê nhân công cắt cây và hái trái bằng tay.
Phần III: Kết quả mô hình
Các giai đoạn sinh trưởng (Thời gian ghi nhận chỉ tiêu khoảng 10 ngày):
- Cây được 8 ngày tuổi: Cây cao 6cm, có 1chồi và 2lá.
 
Hình 3: Cây đậu nành 8 ngày tuổi
- Cây được 17 ngày tuổi:
+ Trung bình cây cao 20cm, có 2 chồi nách, khoảng 12 lá.
+ Dịch hại: Sâu xanh 9con/m2, kiến lửa 9con/m2, kiến đen 11con/m2 .
+ Bón phân đợt 1 khi cây được 13 ngày tuổi gồm 9kg Urê và 9kg DAP cho 1000m2.
+ Phun thuốc trừ sâu xanh như BINHDAN 95 WP và thuốc kích thích sinh trưởng (VIETTHAI, Comcat 150SP, phân hữu cơ vi sinh).

Hình 4: Cây đậu được 17 ngày tuổi

- Cây được 25 ngày tuổi:

+ Cây cao khoảng 50cm, có 5 chồi, 13 lá và được 7 bông.

+ Dịch hại: Sâu xanh 20con/m2, kiến lửa 9con/m2, nhện bắt mồi 3con/m.

+ Bón phân đợt 2 khi cây được 20 ngày tuổi gồm 5kg Urê và 15kg DAP cho 1000 m.

+ Phun thuốc trừ sâu xanh như BINHDAN 95 WP và thuốc kích thích sinh trưởng (VIETTHAI, Comcat 150SP, phân hữu cơ vi sinh).

Hình 5: Cây đậu được 25 ngày tuổi

- Cây được 34 ngày tuổi:
+ Cây cao khoảng 73cm, có 6 cành, 14 quả.
+ Dịch hại: Sâu xanh 25con/m2, nhện bắt mồi 3con/m2 .
+ Bón phân đợt 3 gồm 5kg Urê và 10kg NPK cho 1000 m2 .
+ Phun thuốc trừ sâu xanh như BINHDAN 95 WP và thuốc kích thích sinh trưởng (Atonik, Mancozed, Comcat 150SP, phân bón lá và phân hữu cơ vi sinh).
 

Hình 6: Cây đậu được 34 ngày tuổi

- Cây được 40 ngày tuổi:

+ Cây cao khoảng 80cm, có 6 cành, 18 quả.

+ Dịch hại: Sâu xanh 15con/m2, nhện bắt mồi 3con/m2 .

+ Bón phân đợt 4 gồm 5kg Urê và 5kg NPK cho 1000 m2 .

+ Phun thuốc trừ sâu xanh như BINHDAN 95 WP và thuốc kích thích sinh trưởng (Atonik, Mancozed, Comcat 150SP, phân bón lá và phân hữu cơ vi sinh).

- Cây được 50 ngày tuổi:

+ Cây cao khoảng 85cm, có 8 cành, 20 lá, 22 quả (5 quả 3 hạt; 13 quả 2 hạt và 4 quả 1 hạt).

+ Dịch hại: Sâu xanh 5con/m2, sâu đục trái 10con/m2, nhện bắt mồi 5con/m2.

+ Phun thuốc trừ sâu xanh (Chim sâu), Phun trị thối nhũn trái (Kasumin) và thuốc kích thích sinh trưởng (Amista, Mancozed, Comcat 150SP, Kaki Bo và phân hữu cơ vi sinh).

Hình 7: Cây được 50 ngày tuổi

Phần IV: Hiệu quả kinh tế
1. Bảng Chi phí thực hiện: Tính trên diện tích 1000m2
 
STT
Chi phí thực hiện
Thành tiền (đồng)
1
Công làm đất
700.000
2
Giống
1.150.000
3
Công xuống giống
190.000
4
Vật tư nông nghiệp
3.000.000
5
Công phun thuốc
770.000
6
Công thu hoạch
2.300.000
 
Tổng chi phí
8.110.000
2. Năng suất:
- Dự kiến thu hoạch năng suất khoảng 1.080kg và giá thành khoảng  11.000đ/kg.
- Tổng thu = năng suất  x  đơn giá = 11.880.000đ
       ð Tổng lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi phí = 3.770.000đ
 
 
Bảng: Doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
 
STT
Doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Thành tiền (đồng)
1
Chi phí giống, vật tư
4.150.000
2
Công lao động và chi phí khác
3.960.000
3
Doanh thu
11.880.000
4
Lợi nhuận
3.770.000
5
Tỷ suất lợi nhuận (%)
46,50
 
- Tỷ suất lợi nhuận:
 
Tỷ suất lợi nhuận =
3.770.000
x 100%
= 46,50 %
8.110.000
Trong đó: Tsv là tỷ suất lợi nhuận vốn, P là tổng lợi nhuận. Vbq là tổng chi phí.
3. Kết luận:
      Thực hiện mô hình sản xuất đậu nành rau theo hướng an toàn mang lại 1 số hiệu quả sau:
- Hiệu quả kinh tế cao (thu lợi nhuận trên 45%) so với năng suất trồng lúa.
- Nhẹ nguồn nước tưới và công chăm sóc.
- Ít sâu bệnh, thời gian sinh trưởng ngắn và giá cả thị trường ổn định.
- Sử dụng ít phân bón và thuốc BVTV, giảm ô nhiễm môi trường đất và nước.
- Tạo sản phẩm an toàn….đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng trong xu hướng hiện nay.
- Sử dụng lao động nhàn rỗi ở địa phương đặc biệt là lao động nữ giới.
       ð Mô hình sản xuất đậu nành rau mang lại lợi nhuận cao và giúp chuyển đổi mô hình cây trồng hiệu quả hơn cho bà con nông dân và đặc biệt cây đậu nành rau thích ứng tốt với vùng đất phèn.
 
 
Team Graisea 2.0
 

Phân loại tin: