(GRAISEA 2.0) – THÚC ĐẨY ĐỐI THOẠI GIỮA CÁC HTX VÙNG LÚA TÔM AN MINH VÀ CÔNG TY BỒ ĐỀ

 
Thực trạng: trong mô hình lúa tôm thuộc vùng dự án Graisea 2.0, cây lúa đã được đầu tư bài bản, chứng nhận hữu cơ, có đầu ra tiêu thụ ổn đinh, tuy nhiên con tôm thì chưa có các liên kết tiêu thụ bền vững, canh tác manh mún, giá trị con tôm vùng quảng canh chưa được định vị chính xác.
 
 
Ngày 17/7/2020 RECERD cùng với phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện An Minh thúc đẩy buổi đối thoại xây dựng dựng kế hoạch liên kết sản xuất – tiêu thụ cây lúa và con tôm cho các nhóm sản xuất vùng tôm lúa An Minh.
Tham dự buổi đối thoại, có sự tham dự của:
  • Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện An Minh
  • Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh Kiên Giang
  • Tập Đoàn Bồ Đề
  • Ban quản lý dự án Graisea 2.0
  • Các tổ nhóm: HTX Thuận Phát, Thạnh An
Ý kiến của Anh Khanh – trưởng phòng phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn An Minh “Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất cho huyện An Minh duy trì mô hình tôm lúa, mô hình tôm lúa An Minh có diện tích lớn nhất tỉnh, 20.000 ha lúa tôm, có thể canh tác các giống lúa chất lượng cao, đây là 1 điểm thuận lợi, kế hoạch 2020 – 2025 đạt chứng nhận tôm hữu cơ trong mô hình tôm lúa, xây dựng thương hiệu tôm hữu cơ, ngoài ra, người dân an minh có kinh nghiệm trong sản xuất hữu cơ thuận lợi cho thực hiện qui trình hữu cơ trên tôm sau này, bước đầu có thể chuyển dần từ hướng hữu cơ sang hữu cơ, tháng 9, 10 phải bắt đầu triển khai cho cây lúa nên cần xem xét để xây dựng kế hoạch liên kết sản xuất”
 
Chị Nguyễn Thị Hằng – Đại Diện Tập Đoàn Bồ Đề chia sẻ:
  • Đã triển khai đề án chuyên nghiệp hóa người nông dân
  • 2018 đến nay kết thúc giai đoạn 1, giai đoạn 2 triển khai mở rộng sang Kiên Giang
  • Liên kết chuỗi tại các HTX, triển khai 13 HTX tại Bạc Liêu
  • Cung cấp toàn bộ đầu vào (giống, thức ăn, các sản phẩm “công nghệ sinh học”, thu mua chế biến, với giá cả cao hơn thị trường
  • Bắt buộc người nông dân khi tham gia liên kết chuỗi phải chuyên nghiệp trong sản xuất
* Đề xuất của Tập Đoàn Bồ Đề:
  1. Trách nhiệm của địa phương:
  • Lựa chọn các mô hình: ngộ độc hữu cơ, phèn, hóa học để thực hiện việc so sánh sự hiệu quả khi áp dụng qui trình của công ty
  • Lựa chọn 100 ha mỗi vùng (2 vùng tương đương 200 ha) để xây dựng kế hoạch liên kết tiêu thụ cho cả tôm và lúa (công ty không thu mua tôm đơn thuần trong mô hình tôm lúa)
  • Các cơ quan địa phương có vai trò kiểm soát sự ảnh hưởng của thương lái
  • Đánh giá hiệu quả của mô hình trong các vấn đề: xã hội, kinh tế, môi trường
  • Hổ trợ đánh giá tình trạng của đất canh tác
  1. Trách nhiệm của công ty
  • Đầu tư toàn bộ qui trình sinh học trong sản xuất lúa của công ty Bồ Đề và hổ trợ hẳn cho nông dân 50% chi phí sản xuất
  • Công ty sẽ mua với giá lúa cao hơn thị trường 500 - 600 đồng/kg
  • Tôm sẽ được thu mua cao hơn 3000 kg/tôm so với giá thị trường nếu tuân thủ đúng theo qui trình
  • Đồng hành, chia sẻ rủi ro, nếu hộ thất trắng tôm, thì công ty sẽ xóa hết nợ
  • Công ty sẽ lựa chọn giống lúa canh tác cho người nông dân, chỉ canh tác tôm Sú
  • Công ty sẽ đầu tư tấc cả các chi phí liên quan đến chứng nhận hữu cơ trên cả tôm và lúa
  1. Trách nhiệm của HTX:
  • Tập chung xây dựng kế hoạch xuống giống, thả tôm
  • Các HTX phải có chế tài cụ thể, song hành với doanh nghiệp, nếu công ty thu mua phát hiện có tồn dư dư lượng trong sản phẩm tôm thì HTX sẽ đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường với công ty
  • HTX sẽ nhận được 3% hoa hồng trên tổng sản lượng ký kết với người dân
Kết quả của hoạt động: Phòng Nông Nghiệp huyện An Minh sẽ tìm kiếm các hợp tác xã trong địa bàn huyện để xây dựng kế hoạch liên kết sản xuất – tiêu thụ
 
Tuấn Anh - RECERD
 

Phân loại tin: