Thúc đẩy hình thành và phát triển các mô hình sản xuất lúa theo các tiêu chuẩn bền vững có liên kết tiêu thụ là một trong những hợp phần quan trong của dự án Graisea 2.0 (G2). Tại An Giang, Kiên Giang và Sóc Trăng, Ban Quản Lí dự án G2 (RECERD) đã và đang tích cực triển khai các hoạt động hổ trợ trong đó có giải quyết đầu ra tiêu thụ lúa cho nông dân, hổ trợ kỹ thuật sản xuất lúa bền vững và đặc biệt nhận thấy tầm quan trọng của việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất là hết sức cần thiết và cấp bách, BQL G2 đã tiến hành hổ trợ máy móc phụ vụ sản sản xuất lúa cho 1 số tổ nhóm trong địa bàn dự án.
Tại HTX Nông Nghiệp Vọng Đông, HTX Nông Trang Hữu Cơ Thành Công (huyện Thoại Sơn và Tri Tôn, tỉnh An Giang), dự án G2 đã tiến hành hổ trợ 6 máy cấy mini để phục vụ sản xuất lúa. Cấy lúa là một phương pháp được ứng dụng để giảm chi phí sản xuất của người nông dân (thông qua giảm lượng giống lúa sử dụng so với gieo sạ truyền thống, giảm thuốc BVTV, giảm sâu bệnh do mật độ cây lúa vừa phải, hạn chế đổ ngã, chi phí dặm tỉa...) và giảm thiểu tác hại của thuốc hóa học đến môi trường và con người. Ngoài ra hoạt động hổ trợ máy móc còn giúp cho các thành viên trong các tổ nhóm hưởng lợi thông qua việc sử dụng dịch vụ cấy của HTX/THT với giá thấp hơn so với thị trường bên ngoài, đa dạng dịch vụ của tổ nhóm từ đó tạo thêm nguồn thu để xây dựng và phát triển tổ nhóm trong tương lai.
Bàn giao máy cấy cho các tổ nhóm tại An Giang
Tại An Giang, Trung Tâm Kỹ Thuật Dịch Vụ Nông Nghiệp An Giang (TTKTDVNN) là đối tác chính hổ trợ RECERD triển khai các hoạt động hổ trợ. Đối với việc hổ trợ máy móc, Trung Tâm Kỹ Thuật Dịch Vụ Nông Nghiệp An Giang sẽ là đơn vị điều phối quản lý việc sử dụng máy móc tại các tổ nhóm, hổ trợ các tổ nhóm xây dựng các qui chế sử dụng tại từng tổ nhóm sao cho người nông dân sản xuất hưởng lợi tốt nhất và tránh tình trạng các trang thiết bị hổ trợ sử dụng sai mục đích hoặc không sử dụng.
Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng, lấp ráp, vận hành và chuẩn bị mạ cấy
Tuấn Anh - RECERD