Đưa Luật Thủy sản vào cuộc sống

Theo phó vụ trưởng vụ pháp chế, giám đốc dự án Nguyễn Thị Kim Anh, sau 7 năm thực hiện "Dự án luật thủy sản giai đoạn II - Đưa luật vào cuộc sống",đã có 18 văn bản cấp Chính phủ và 45 văn bản cấp Bộ được ban hành.

Năm 2013, trình Quốc hội khoá XIII xem xét
Theo đánh giá chung tại Hội  nghị “Tổng kết dự án Luật Thuỷ  sản giai đoạn II - đưa Luật vào cuộc  sống” tổ chức sáng 10/1 tại Hà  Nội, việc sửa đổi, bổ sung Luật  Thuỷ sản 2003 (Luật 2003) là hết  sức cần thiết. Đó là vì sau gần  10 năm thực hiện Luật đã bộc lộ  một số tồn tại, bất cập trước thực  tế phát triển của ngành thuỷ sản  Việt Nam và sự hội nhập quốc tế  ngày càng sâu rộng, trong đó có  nhiều hiệp định, điều ước, thoả  thuận quốc tế mới mà Luật phải  điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
 

Trong  quá  trình  triển  khai,  “Dự án Luật Thuỷ sản giai đoạn II - đưa Luật vào cuộc sống” (dự án) đã phát hiện ra nhiều bất cập  của Luật Thủy sản 2003, nhiều  nội dung của Luật vẫn thiếu điều  kiện áp dụng, thiếu văn bản dưới  luật hướng dẫn thi hành chẳng  hạn chưa có tiêu chí đánh giá, hoàn thiện quản lý chế biến  và XK thủy sản Chế biến và XNK thủy sản  được  xác  định  là  hoạt  động  công nhận GAP, COC…

Trước thực trạng một bộ luật  mới ra đời nhưng vẫn cần bổ sung,  sửa đổi, TS Đinh Xuân Thảo, Viện  trưởng  Viện  Nghiên  cứu  Lập  pháp (thuộc Uỷ ban Thường vụ  Quốc hội) thừa nhận, hệ thống  luật pháp nước ta chưa đồng bộ,  thiếu thống nhất, chất lượng các  văn bản chưa cao. Nhiều luật ban  hành  nhưng  không  thực  hiện  được vì còn chung chung (mà  nhiều người vẫn thường gọi là  “luật khung”, “luật ống”, thậm  chí là “luật né”). Rồi luật phải chờ  nghị định hướng dẫn, nghị định  chờ thông tư, chỉ thị của Bộ. Ngay  cả khi đến địa phương cũng vẫn  phải chờ tiếp văn bản cụ thể hóa.  Có thời điểm, Chính phủ “nợ”  hơn 100 nghị định hướng dẫn thi  hành các luật. Với Luật Thuỷ sản  ra đời vào năm 2003, đến nay các  cơ quan nhà nước đã phải ban  hành hơn 200 văn bản quy phạm  pháp luật hướng dẫn thi hành  mà vẫn thiếu!

Vì vậy, ông Thảo đánh giá cao  việc Dự án, chỉ qua triển khai hoạt  động tại 7 tỉnh thí điểm là Hải  Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá,  Đà Nẵng, Trà Vinh, Bình Thuận  và Kiên Giang đã phát hiện nhiều  thiếu sót và có kiến nghị sửa đổi  Luật, nhất là về giao cho thuê mặt  nước biển để nuôi trồng thủy sản;  quản lý việc đăng ký, đăng kiểm  tàu cá; quản lý cảng cá, kiểm soát  sản xuất tôm, cá giống, quản lý  cộng đồng; v.v...

 Lãnh  đạo  Vụ  Pháp  chế  Bộ  NN&PTNT - cơ quan chủ trì soạn  thảo cho biết, Dự thảo Luật thuỷ  sản sửa đổi sẽ còn phải thông qua  nhiều bước theo đúng quy trình  soạn thảo ban hành văn bản quy  phạm pháp luật trước khi trình ra  Quốc hội khoá XIII xem xét vào  năm 2013.

Hoàn thiện quản lý chế biến và XK thủy sản
Chế biến và XNK thủy sản  được  xác  định  là  hoạt  động thương mại quan trọng. Đặc biệt,  trong những năm gần đây hoạt  động này có những đóng góp  rất lớn cho đất nước. Văn bản dự  thảo đã đưa ra nhiều quy định  cụ thể để thay đổi, bổ sung cho  Luật năm 2003, như thêm mới  chương Quy hoạch, kế hoạch phát  triển thuỷ sản; chương Kiểm ngư;  và một số điều quy định về hội,  hiệp  hội,  quản  lý  cộng  đồng,  truy xuất nguồn gốc sản phẩm,  v.v... Một số thay đổi cũng được  đưa vào để phù hợp với quan hệ  giữa nghề cá Việt Nam với cộng  đồng nghề cá thế giới như quản  lý tàu thuyền nghề cá Việt Nam  hoạt động ngoài vùng nước quốc  gia, ... Ngoài ra dự thảo lần này  đã có quy định riêng đối với một  số vấn đề cụ thể như NK, XK  nguyên liệu thủy sản; XNK hàng  hóa thủy sản, v.v...

Tại Luật 2003, tuy đã dành một  chương quy định về “chế biến,  mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy  sản”, nhưng vẫn thiếu những nội  dung đồng bộ để đảm bảo thực  thi có hiệu quả, trong đó có vấn  đề về điều kiện kinh doanh thủy  sản. Theo quy định mới trong  dự thảo lần này, kinh doanh thu  mua,  sơ  chế  thủy  sản  là  hoạt  động có điều kiện, phải có giấy  chứng nhận đăng ký kinh doanh  cơ quan Nhà nước có thẩm quyền  cấp. Đối với người lao động làm  việc trong môi trường thu mua,  chế biến thủy sản, các hệ thống  cơ sở vật chất, nhà xưởng, thiết bị  cũng được quy định một cách chi  tiết hơn, đảm bảo các điều kiện  an toàn lao động do pháp luật  quy định.  trồng thủy sản chỉ cho đấu thầu  vài năm rồi thu hồi. Mới đây, ông  Võ Quan Huy – Phó Chủ tịch  Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh (Sóc  Trăng) – đã trả lời phỏng vấn  báo chí: “Nông dân luôn tin Đảng  và mong muốn được làm chủ mảnh  đất do mình đầu tư tạo ra. Nhưng có  những vấn đề về đất đai phát sinh  trong thực tế, lãnh đạo ở trên không  thấu hiểu được. Nông dân không an  tâm đầu tư sản xuất cũng chính do  hạn điền và thời hạn giao đất. Tôi đề  nghị nên nghiên cứu sửa Luật đất

Vụ cưỡng chế thu hồi đầm  tôm ở Tiên Lãng và Luật  Thủy sản
Sau nhiều năm “đánh vật” với  biển cả, ngư dân Đoàn Văn Vươn  cùng các chủ đầm khác đã biến  khu vực bãi bồi ven biển xã Vinh  Quang, huyện Tiên Lãng, TP Hải  Phòng từ đất thuộc nhóm chưa sử  dụng trở thành đất nông nghiệp  nuôi trồng thủy sản. Nhưng đến  ngày 5/1/2012, xảy ra vụ cưỡng  chế đầm NTTS của ông Đoàn Văn  Vươn và gia đình.

Theo ông Đỗ Trung Thoại, Phó  Chủ tịch UBNDTP Hải Phòng, 21  ha bãi đất bồi được giao cho ông  Vươn theo một quyết định ban  hành năm 1993 không phải là đất nông nghiệp nên chỉ có thời hạn  trong 14 năm.

Còn theo luật gia – nhà báo  Phan Anh Cường (Hải Phòng),  quan niệm của UBND huyện là  bất hợp lý khi không tính đến  công sức đầu tư, khai hoang, lấn  biển của các chủ đầm để biến khu  vực này từ hoang hóa trở thành  đất nuôi trồng thủy sản. Đã là đất  nuôi trồng thủy sản thì khu vực  này phải được quản lý theo các  quy định của Luật Đất đai 2003  về đất nông nghiệp nuôi trồng  thủy sản chứ không thể theo các  quy định riêng của thành phố,  của huyện, của xã.

TS Đinh Xuân Thảo, cho biết,  Luật Thủy sản năm 2003 cũng  quy  định  đất  nuôi  trồng  thủy  sản, bao gồm cả đất và mặt nước,  đều được giao với thời hạn 20  năm như đối với đất trồng cây  ngắn ngày.

Tuy nhiên, nhiều nơi vẫn đối  xử thiếu công bằng, như đất nuôi  đai. Muốn sản xuất lớn, muốn nền  nông nghiệp VN lớn mạnh thì phải  có nhiều đất. Nhưng nhiều đất lại bị  vướng hạn điền và thời hạn giao đất  do đó không thể sản xuất lớn được.  Phải làm sao để người nông dân  như tôi và hàng chục triệu nông dân  khác được thoải mái sản xuất hoài  hoài chứ đừng có trở thành như ông  Vươn ở Tiên Lãng (Hải Phòng). Có  gì cay đắng bằng việc mình đổ công  sức đầu tư xong thì bị thu hồi đất  chứ”.
                                       
 Dũng Minh  (vietfish.org)
 

Phân loại tin: