Đại dương ngày càng có nhiều thủy ngân và các hợp chất độc hại, - các nhà khoa học Mỹ, Nga và Anh xác nhận trong một nghiên cứu chung. Vi khuẩn sống ở độ sâu lớn hấp thụ và biến thủy ngân thành một chất nguy hiểm đối với các sinh vật - độc tố metyl thuỷ ngân, được tích lũy trong mô của nhiều loài cá kinh tế.
Cá ngừ, cá thu vàng, cá chuồn và cá cơm được liệt kê trong số cá có hàm lượng metyl thuỷ ngân cao. Chúng đều sống ở những độ sâu khác nhau trong hải lưu Bắc Thái Bình Dương và vùng lân cận Hawaii, có nghĩa là xa các nguồn ô nhiễm chính.
Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy chất thải thủy ngân di chuyển hàng ngàn cây số. Sau khi lọt vào không khí, thủy ngân rơi theo mưa và đọng xuống đáy đại dương.
Ở độ sâu khoảng 600 mét, tảo hấp thụ các vi khuẩn tạo hợp chất metyl thuỷ ngân. Theo chuỗi thức ăn, metyl thủy ngân lọt vào cơ thể cá. Hợp chất này khó tan, do đó cá rất chậm bài tiết chúng. Như vậy, các động vật biển khác nhau hấp thụ vào cơ thể hợp chất có độc tính cao. Người mua cá có nguy cơ chuốc tai họa vào mình. Trong cơ thể người, metyl thuỷ ngân gây bệnh Minamata, làm thương tổn nghiêm trọng hệ thần kinh, đe dọa gây tê liệt.
Các nhà khoa học dự đoán, trong tương lai sẽ gia tăng nghiêm trọng tỷ lệ chất độc nguy hiểm ở Bắc Thái Bình Dương dưới độ sâu từ 200 đến 1.000 mét. Đồng thời, theo giới hải dương học, vùng nghèo oxy sẽ không ngừng mở rộng trên đại dương. Các tác động gián tiếp của con người đối với môi trường không khỏi thúc đẩy thêm quá trình nguy hiểmv được mô tả.