Câu chuyện sinh kế “Graisea 2.0 và mô hình nuôi cá lóc trong vèo tận dụng thức ăn từ tự nhiên”

Câu chuyện sinh kế
 
“Graisea 2.0 và mô hình nuôi cá lóc trong vèo tận dụng thức ăn từ tự nhiên”
 
Tận dụng thời gian nhàn rổi để gia tăng thu nhập là ước muốn của nhiều chị phụ nữ ở nhiều địa phương trong bối cảnh kinh tế gia đình khó khăn. Nguồn thu nhập này không chỉ chia sẻ phần nào gánh nặng gia đình với người đàn ông trong gia đình mà còn là một cách rất cụ thể để nâng cao vị thế, tiếng nói của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, một số chuẩn mực xã hội đã áp đặt lên hành vi, thái độ cư xử lên cả 2 giới nam và nữ. Nam giới phải là người trụ cột trong gia đình, thực hiện cách hoạt động, công việc liên quan đến việc tạo ra thu nhập cho gia đình, phụ nữ phụ thuộc họ, từ đó tiếng nói, vai trò giữa cả hai giới xảy ra tình trạng bất bình đẳng. Cách tốt nhất để giải quyết hiện trạng này là người phụ nữ cũng sẽ tạo ra các nguồn thu nhập cho gia đình.
 
Huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng là 1 địa phương có thu nhập bình quân chưa cao, nguồn kinh tế vẫn chủ yếu là dựa vào trong lúa. Nuôi cá Lóc trong vèo tại đây đã trở thành 1 một nghề phụ, giúp đỡ các chị em phụ nữ trong một số gia đình gia tăng thu nhập. Tuy nhiên nghề nuôi cá lóc trong vèo vẫn còn gặp nhiều khó khăn liên quan đến việc quản lý nguồn nước, thức ăn, cách chăm sóc, đầu ra tiêu thụ…nhận thấy tiềm năng phát triển, nhân rộng mô hình trong địa bàn là vô cùng to lớn, nhóm dự án Graisea 2.0 quyết định hổ trợ phát triển mô hình sinh kế do các chị em phụ nữ trong các hộ gia đình tại ấp 17, xã Vĩnh Thành, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng thực hiện.
 
 
Dự án Graisea 2.0 tiến hành hổ trợ:
  • Cá giống (mỗi hộ thăm gia được hổ trợ 1000 con cá giống)
  • Kỹ thuật nuôi cá (từ lúc thả cá, chăm sóc, đến khi thu hoạch)
  • Thiết bị đo pH nước
  • Tìm kiếm thị trường tiêu thụ
  • Thúc đẩy thành lập tổ phụ nữ
Quá trình tiến hành:
- Phối hợp với Hội phụ nữ xã Vĩnh Thành chọn điểm, hộ nuôi để thực hiện thí điểm mô hình.
- Hỗ trợ cá lốc giống cho hộ tham gia: 1.000 con/hộ x 17 hộ = 17.000 con.
- Thời gian thực hiện mô hình: tháng 8/2020-12/2020
- Dự án hổ trợ kỹ thuật trong quá trình nuôi đến khi thu hoạch cá
 
 
Các chị em phụ nữ nhận cá giống được hổ trợ từ dự án Graisea 2.0
 
 
Cá giống được giao từ trại ươm
 
 
CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
CÁC GIÁ TRỊ KINH TẾ HỘ
Hoạch toán kinh tế
STT
Nội dung
Thành tiền
1*
Cá giống
1.200.000
2*
Thức ăn
3.000.000
3*
Vèo lưới
300.000
4*
Chi khác
500.000
5*
Tổng chi
5.000.000
6*
Tổng thu
8.000.000
7
Năng suất (kg)
250/vèo
8
Giá bán
32.000/kg
9
Lợi nhuận 1 hộ
3.000.000/vèo
 
(*: các số liệu được thu thập tính trên 1 vèo (ban đầu thả 1000 con cá giống)
Các số liệu được tính toán trung bình dự trên dữ liệu thu thập của 17 hộ nuôi cá. Vẫn có hộ nuôi có lợi nhuận cao gần bằng 5 triệu đồng/vèo.
        Ở mỗi hộ nuôi, họ không chỉ nuôi vèo cá lóc, mà dao động từ 2 – 4 vèo, từ đó ta có thể tính toán được phần lợi nhuận sau khi trừ chi phí đầu tư. Đây là một nguồn thu nhập có thể giúp trang trải cuộc gia đình trở nên tốt hơn.
 
 
 Chị Mỹ Nhiên – vừa là Chi Hội Trưởng chi hội phụ nữ ấp 17 và tham gia mô hình nuôi cá Lóc
 
        Hiện tại đầu ra tiêu thụ chủ yếu là thương lái với giá thời điểm hiện tại là 32,000 – 33,000/kg cá thương phẩm, tuy nhiên trong vụ nuôi kế tiếp, dự án Graisea 2.0 đã xúc tiến kế hoạch gặp gỡ với bên thu mua, ký hợp đồng ngay đầu vụ với giá tốt cho các hộ nuôi từ đó cải thiện về lợi nhuận hơn so với bán cho thương lái.
 
GÍA TRỊ VỀ ĐOÀN KẾT CỘNG ĐỒNG
 
 
Hoạt động hổ trợ kỹ thuật nuôi cá
 
 
         “Từ khi có sự hổ trợ từ dự án Graisea 2.0, chúng tôi có nhiều cơ hội ngồi cùng nhau hơn, đều mà trước đây ít khi xảy ra, mặc dù chúng tôi cùng nuôi cá nhưng đây là lần đầu mà cả nhóm cùng nhau ngồi lại để chia sẻ các vấn đề trong kỹ thuât nuôi, cùng đưa ra các giải pháp, bài học kinh nghiệm dưới sự hổ trợ của cán bộ Trạm Khuyến Nông huyện Thạnh Trị” – trích từ một cuộc trò chuyện với 1 chị phụ nữ trong nhóm nuôi cá Lóc ở Vĩnh Thành.
Dự án Graisea 2.0 thúc đẩy mạnh vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội thông qua một số hành động cụ thể như thúc đẩy xây dựng các mô hình về sinh kế kinh tế gia đình, xây dựng sự gắn kết mang tính cộng đồng. Trong lúc thực hiện mô hình sinh kế, dự án đã thấy được vai trò của việc hình nhóm sản xuất chung thông qua các kinh nghiệm kinh triển khai hổ trợ thúc đẩy hình thành chuỗi giá trị lúa gạo công bằng, bền vững. Vai trò của nhóm sản xuất hiện tại đang ngày càng được khẳng định lại so với quá khứ. Muốn liên kết chuỗi, muốn có đầu ra ổn định thì phải cùng nhau đoàn kết hợp tác. Và kết quả của hoạt động này là chúng tôi đã hình thành được 1 tổ hợp tác chuyên mà trong đó thành viên chủ yếu là các chị em phụ nữ nuôi cá Lóc ở địa bàn ấp 17. Từ đó thúc đẩy phong trào hoạt động của hội phụ nữ ở địa phương được tăng lên.
 
GÍA TRỊ VỀ MÔI TRƯỜNG
          Nuôi cá Lóc sử dụng có hộ nuôi sử dụng 1 phần thức ăn công nghiệp và 1 phần nguồn thức ăn tự nhiên, có hộ lại nuôi sử dụng bằng thức ăn tự nhiên. Nguồn thức ăn tự nhiên trong mô hình là nguồn thức ăn sẳn có, rẻ tiền như Ốc Bưu Vàng, các loại cá tạp mà người dân tự đánh bắt, vừa giảm chi phí vừa hạn chế dịch hại (Ốc Bưu Vàng gây hại cho cây lúa). Việc bắt Ốc Bưu Vàng vô tình giúp người nông dân hạn chế các hóa chất diệt ốc, từ đó giảm tác hại của chất hóa học đến môi trường và con người.
 
 
Nhóm dự án Graisea 2.0 và các thành viên tổ hợp tác trong buổi tổng kết mô hình sinh kế
 
Tuấn Anh - RECERD
 

Phân loại tin: