Ban hành danh mục bệnh thủy sản phải công bố dịch

Bộ NN&PTNT vừa ban hành Thông tư 38/2012/TT-BNNPTNT về việc ban hành danh mục các bệnh thủy sản phải công bố dịch.
Theo thông tư này, các bệnh phát sinh trên thủy sản phải công bố dịch gồm 12 loại bệnh gồm:

1.Bệnh đốm trắng trên tôm sú, tôm chân trắng, tôm hùm, cua.

 

2. Hội chứng Taura ở tôm chân trắng.

 

3. Bệnh đầu vàng ở tôm sú, tôm chân trắng.

 
 
Bệnh đầu vàng trên tôm sú (Penaeus monodon): Tôm bên trái: bị nhiễm bệnh. Tôm bên phải: bình thường. Nguồn: DV Lightner - Enaca

4. Bệnh hoại tử cơ ở tôm chân trắng.
 
 
Hình. Bệnh hoại tử cơ do Infectious myonecrosis virus (IMNV). (a) Hình chụp dưới kính hiển vi điện tử, IMNV nhiễm tự nhiên trên tôm thẻ chân trắng ở Brazil; (b) (c) dấu hiệu bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng; (d) kích thước của cơ quan bạch huyết của tôm nhiễm IMNV tăng gấp 2-4 lần so với kích thước thông thường (đánh dấu trong vòng tròn).
Nguồn: Lightner, 2011.

5. Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô ở tôm sú, tôm chân trắng.

6. Bệnh xuất huyết mùa xuân ở các loại cá chép và cá trắm cỏ.

 
 
Cá trắm cỏ giống các gốc vây xuất huyết, các tia vây rách nát và cụt dần, vẩy rụng
và khô ráp.

7. Bệnh do vi rút KHV trên cá chép.

 
 
Cá chép bị bệnh KHV thường thấy mang có vết chấm lốm đốm màu đỏ và màu trắng. Những vết chấm này xuất như dạng bệnh vi khuẩn hình sợi trên mang cá

8. Bệnh hoại tử thần kinh ở cá nuôi nước mặn như cá song,cá vược, cá giò.

9. Bệnh hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm sú nuôi.

 
 
Hình : A: Tôm bệnh có màu sẫm;B: gan tụy teo; C, D, E, F: gan tụy có màu sẫm, nhũn, ruột không đầy thức ăn hay rỗng (Nguồn: Đặng T. H. Oanh, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ)

10. Bệnh sữa trên tôm hùm.
 

11. Bệnh gan thận mủ ở cá da trơn.

 

12. Bệnh cho Perkinsus ở tu hài, hàu cửa sông, nghêu, ngao.

Thông tư này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 16.9 năm nay.

 

Phân loại tin: