GRAISEA 2.0 - LUÂN CANH CÂY SEN TRÊN ĐẤT LÚA Ở GIANG THÀNH, KIÊN GIANG

Địa điểm: HTX Cỏ Quen (ấp Cỏ Quen, xã Phú Lợi, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang)
 
Trong tình hình vật tư đầu vào tăng cao, người nông dân canh tác ở những khu vực thâm canh lúa 3 vụ ở ĐBSCL đang lâm vào cảnh khó khăn hơn bao giờ hết. Chi phí đầu tư quá cao, lợi nhuận thấp kỷ lục làm cho nhu cầu chuyển đổi cấp bách hơn bao giờ hết. Huyện Giang Thành là một huyện vùng biên giới với Campuchia, tỷ lệ người dân tộc thiểu số (người Khơ me) lớn, ngoài ra nơi đây còn là vùng nhiễm phèn nặng khiến cho đời sống người nông dân vô cùng vất vả.
Trên thực tế đó, nhóm quản lý dự án Graisea 2.0 (RECERD) cùng Trung Tâm Khuyến Nông Kiên Giang, Phòng Nông Nghiệp huyện Giang Thành đã tiến hành tìm kiếm các đối tượng chuyển đổi thích hợp và Cây Sen đã được lựa chọn để luân canh giữa 2 vụ lúa. Cây Sen từ lâu đã thích nghi với điều kiện khắc nghiệt của môi trường đặc biệt là những vùng nhiễm phèn, ngoài ra trồng Sen còn tạo ra giá trị kinh tế cao, người dân chủ động trong việc tiêu thụ sản phẩm (nếu không bán hạt tươi thì sẽ trữ lại hạt khô, khi giá lên sẽ bán) ngoài ra trồng Sen theo qui trình canh tác bền vững còn giúp bảo vệ môi trường, hồi phục sinh thái bản địa, tạo công ăn việc làm cho bà con trong thời gian rảnh, tiềm năng phát triển sinh kế từ các sản phẩm từ cây Sen.
 
Dự án Graisea 2.0 hỗ trợ một phần giống và phân bón hữu cơ để xây dựng mô hình trên qui mô 9 ha (mỗi hộ 1 ha), kết hợp với Trạm Khuyến Nông huyện Giang Thành tiến hành các lớp hướng dẫn kỹ thuật canh tác đến cuối vụ.
 
Kết quả cho thấy:
Hiệu quả kinh tế: (tính trên 1ha).
Bảng 02: So sánh hiệu quả giữa các mô hình
TT
Hạng mục
Trồng sen
Trồng Lúa
Chênh lệch
A
Tổng chi
35.850
19.260
16.260
1
Giống
6.000
2.700
3.300
2
Vật tư thiết yêu (phân bón, thuốc BVTV)
14.350
10.160
4.190
3
Bơm tưới tiêu nước (vụ)
500
1.200
-700
4
Cải tạo đồng ruộng, làm đất,  chăm sóc, phun thuốc, thu hoạch (vụ)
15.000
5.200
9.800
B
Tổng thu
76.440
29.786
46.654
 
Năng suất gương (kg)
5,46
5,62
 
 
Giá bán (đồng/kg)
14
5,3
 
C
Lợi nhuận (B-A)
40.590
10.526
30.064
Ghi chú: Phân Ure giá 15.000 đ/kg; Phân Lân: 4000 đ/kg; Phân DAP: 18.000 đ/kg; phân NPK( 20-20-15): 20.000đ/kg Kali: 17.000 đ/kg; Chi phí khác: bơm tưới, phun thuốc, bón phân, làm cỏ, dặm; công lao động 25.000-30.000đ/giờ.
Mô hình trồng sen luân canh trên nền đất lúa theo hướng an toàn sinh học cho lợi nhuận cao hơn 3,8 lần so với trồng lúa. Tuy ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid 19 đã tác động đến giá thu mua của mô hình do đó lợi nhuận thấp hơn so với kế hoạch đề ra. Nếu bán sản phẩm qua sơ chế lợi nhuận từ bán hạt sen sẽ cho thu nhập cao gấp 4,1 lần so với bán gương và gấp 5,9 lần nếu bán sen lụa. Ngoài ra nếu bán giống sẽ tăng thêm đáng kể thu nhập cho nông dân trong vùng thực hiện dự án.
Hiệu quả về mặt xã hội:
Mô hình đã góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 45 lượt lao động tại địa phương với thu nhập bình quân 6.000.000đ/người/vụ; giúp người dân cải thiện sinh kế và xây dựng ngành nghề nông thôn; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Mô hình là tiền đề cho việc đẩy mạnh các liên kết trong khu vực nông thôn, người dân có cơ hội gặp gỡ trao đổi, chia sẻ kỹ thuật.
 
Môi trường:
Canh tác luân canh giúp hạn chế các chất độc phóng thích từ quá trình canh tác liên tục 3 vụ có ảnh hưởng xấu đến khí quyễn trái đất, sử dụng các chế phẩm sinh học, vi sinh giúp cải thiện môi trường sinh thái, tạo ra các sản phẩm tốt cho sức khỏe con người.
Mô hình là tiền đề (vận động chính sách):
Mô hình trở thành điểm sáng để nhân rộng do những lợi ích ở trên nó mang lại, những cam kết ban đầu của chính quyền địa phương đã được đưa ra liên quan tới:
  • Mở rộng mô hình, tăng số người hưởng lợi
  • Hỗ trợ kỹ thuật, thúc đẩy đầu ra
  • Hỗ trợ các trang thiết bị chế biến các sản phẩm từ sen
  • Hình thành THT chuyên vận hành mô hình Sen của vùng
  • Các hỗ trợ về vật tư đầu vào cho người dân bắt đầu chuyển đổi.
Kế hoạch trong tương lai:
Phòng Nông Nghiệp huyện Giang Thành sẽ tiến hành thúc đẩy, nhân rộng mô hình phát triển toàn diện (chuỗi giá trị) từ qui hoạch vùng trồng đến tạo ra các sản thô, sản phẩm sen sau chế biến…..
 
Một số hình ảnh trong Hội thảo tổng kết mô hình:
Ông Cao Thưởng - Trưởng Trạm Khuyến Nông báo cáo kết quả mô hình
 
 
 
Ông Nguyễn Tuấn Anh (RECERD) - Điều phối viên Dự án GRAISEA 2.0 chuỗi Lúa gạo
 
 
 
Chị Nhã - Hộ nông dân trồng sen chia sẻ kinh nghiệm và khó khăn khi thực hiện mô hình
 
 
 
Tham quan ruộng sen trong mô hình Dự án hỗ trợ

Phân loại tin: