CÂU CHUYỆN HÌNH THÀNH MÔ HÌNH LUÂN CANH LÚA – BÍ NON CANH TÁC THEO HƯỚNG KIỂM SOÁT DƯ LƯỢNG HÓA HỌC

2.
Câu chuyện hình thành mô hình luân canh lúa – bí non canh tác theo hướng kiểm soát dư lượng hóa học
Bối cảnh
Từ lâu các tác hại của canh tác lúa thâm canh đã được ghi nhận, từ việc gia tăng các ảnh hưởng tiêu cực của sâu hại, lúa giảm năng suất, sử dụng nhiều phân hóa học, sự xuống cấp về đặc tính lý, hóa của đất, gia tăng chi phí sản xuất cho người nông dân. THT ấp 15, Vĩnh Lợi, Thạnh Trị, Sóc Trăng là 1 trong những vùng như thế, đòi hỏi phải có các giải pháp mới phù hợp trong tương lai.
Các mô hình luân canh, xen canh cây trồng khác trên đất lúa đã phần nào hạn chế các tác hại của việc thâm canh, độc canh cây lúa. Tuy nhiên mô hình đó phải thỏa mãn được tính bền vững với môi trường, con người và gắn với liên kết chuỗi là những câu hỏi được đặc ra đói với chương trình/dự án chuyển đổi tại địa phương.
Chương trình Graisea 2.0 – hợp phần lúa gạo do RECERD quản lý ngoài việc hổ trợ các nhóm sản xuất lúa gạo tham gia vào liên kết chuỗi còn tập trung vào các hổ trợ liên quan đến việc thúc đẩy hình thành và phát triển các mô hình thích ứng biến đổi khí hậu (bao gồm các mô hình luân canh xen canh…). Nhận thấy nhu cầu chuyển đổi và tiềm năng của vùng canh tác lúa ở THT ấp 15, Vĩnh Lợi, BQL G2 quyết định thúc đẩy hình thành mô hình “Luân canh lúa – Bí Non gắn với liên kết tiêu thụ bền vững
Ý tưởng
Sau vụ Đông Xuân, thay vì canh tác lúa vụ Hè Thu có năng suất kém, lợi nhuận thấp, nông dân sẽ tiến hành trồng Bí Non
Thúc đẩy ý tưởng
RECERD cùng với Chi Cục Trồng Trọt và Bảo Vệ Thực Vật Sóc Trăng, tổ chức các hoạt động thúc đẩy hình thành và phát triển ý tưởng như:
·        Đánh giá ban đầu về tiềm năng chuyển đổi của vùng thông qua việc khảo sát thực tế
·        Xây dựng kế hoạch hổ trợ
·        Tìm kiếm các doanh nghiệp tham gia liên kết
·        Thúc đẩy các cuộc đối thoại hình thành kế hoạch, hợp đồng tiêu thụ
·        Tổ chức chuyến tham quan, học hỏi kỹ thuật các mô hình thành công
·        Tổ chức ký kết, hổ trợ kỹ thuật (kết hợp với công ty tiêu thụ)
·        Hổ trợ vật tư đầu vào (giống, phân hữu cơ, vi sinh) cho 1 diện tích nhỏ để xây dựng mô hình thí điểm
·        Tổ chức buổi đánh giá tổng kết để cùng nhau xem xét lại các khó khăn trong vụ canh tác, xây dựng kế hoạch cho vụ tiếp theo.
Thành quả ban đầu
Ngày 23/12/2020 THT ấp 15 sẽ ký kết hợp đồng tiêu thụ vụ đầu tiên với công ty Hatech, canh tác theo hướng kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Vai trò của các bên:
-        Công ty Hatec sẽ thu mua Bí Non
-        Công ty Trương Việt sẽ cung cấp phân bón, thuốc hữu cơ, vi sinh
-        G2 cùng với CCTTBVTV Sóc Trăng, Hatech, Trương Việt sẽ hổ trợ kỹ thuật sản xuất
 
Một số hình ảnh:
 
A. Nông dân tham quan mô hình ở HTX Thành Đạt, Kế sách, Sóc Trăng
 
 
THÀNH VIÊN TỪ HTX THÀNH ĐẠT CHIA SẺ KỸ THUẬT CANH TÁC VỚI THÀNH VIÊN THT ẤP 15
 
 
Vườn bí non HTX Thành Đạtvào thời điểm thu hoạch
 
 
Trao đổi kỹ thuật giữa HTX Thành Đạt, THT ấp 15 và công ty Hatech, Trương Việt
 
 
B. Đối thoại hình thành liên kết
 
 
Các thành viên THT ấp 15, Chi Cục Trồng Trọt và Bảo Vệ Thực Vật Sóc Trăng, Công ty Hatech, Trương Việt cùng nhau đối thoại về kế hoạch liên kết – tiêu thụ Bí non
 
 
Tuấn Anh - RECERD
 

Phân loại tin: