Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona gây ra ngoài tác hại đến sức khỏe, tính mạng người dân, còn gây thiệt hại lớn đến kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Với lĩnh vực nông nghiệp, dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến thương mại nông sản, bởi Trung Quốc là thị trường lớn, chiếm 24% giá trị trong tổng số lượng hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu ra thế giới. Năm 2019, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 41,41 tỷ USD. Trong đó, những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn là thuỷ sản (1,23 tỷ USD), nông sản (2,429 tỷ USD), hạt điều (590 triệu USD), cà phê (101 triệu USD)… chiếm khoảng 27% tổng kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản mỗi năm (theo báo bbc new, báo đầu tư).
Dịch bệnh đã khiến việc xuất khẩu sang Trung Quốc giảm sút, biểu hiện rõ nhất từ tháng 1/2020, Việt Nam đã bị giảm 14% giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc. Những ngày cuối tháng 1 và đầu tháng 2 sau Tết Nguyên đán, con đường thông thương bị đóng cửa, thương mại giữa hai nước ngưng trệ, hiện vẫn còn 333 xe chở nông sản đang chờ thông quan, trong đó có 190 xe thanh long, trọng lượng trên 5.300 tấn (theo báo chính phủ).
Tập đoàn Hồng Thái Dương từng nhập 40% lượng thanh long của tỉnh Long An, nay đã hủy một số đơn hàng khoảng 300 container, tương đương khoảng 6.000 tấn, đã đặt trước đó.
Giá dưa hấu nội địa hiện cũng chỉ còn ở mức 1.000 đồng/kg khiến nhiều nông dân không muốn thu hoạch. Hàng ngàn ha dưa hấu đang trong nguy cơ thối nẫu ngoài ruộng.
Báo Hải quan online dẫn lời bà Nguyễn Thị Hồng Thu, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu cho hay, không chỉ thanh long, mà ngay xoài hay sầu riêng là những loại trái cây chưa được Trung Quốc cấp phép cho nhập khẩu chính ngạch cũng bị ảnh hưởng lớn.
Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Công ty Vina T&T Group, cũng xác nhận việc tạm dừng xuất nhập khẩu qua đường biên giữa Trung Quốc với Việt Nam đã khiến giá nông sản 'rớt' thảm hại (theo báo bbc new).
Trước tình hình này, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trực tiếp tổ chức hội nghị triển khai các biện pháp với các tỉnh có nông sản xuất khẩu, đến các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp, doanh nhân và người dân.
Các biện pháp triển khai gồm (theo báo đầu tư):
-
Thứ nhất là, rà soát lại khối lượng nông sản các nhóm mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc từ nay cho đến cuối năm để đề ra các kịch bản căn cứ với diễn biến tình hình của từng giai đoạn.
-
Thứ hai là, tăng cường thương mại tiêu thụ nội địa, tìm biện pháp phục vụ thị trường hơn 96 triệu dân Việt Nam.
-
Thứ ba là, tập trung chế biến sâu. Các doanh nghiệp chế biến phải liên kết chặt chẽ với những vùng nguyên liệu để giảm bớt khối lượng xuất khẩu tươi.
-
Thứ tư là, Bộ đã thống nhất yêu cầu ngành logistics kiểm tra lại khối lượng kho dự trữ đông lạnh để đưa một số sản phẩm vào ướp đông, kéo dài thời gian phân phối.
-
Thứ năm là, thúc đẩy mở cửa một số thị trường khác. Trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tổ chức các đoàn đi nước ngoài như Đoàn công tác do lãnh đạo Bộ dẫn đầu cùng các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Dubai (UAE) từ ngày 15/2 để mở rộng thị trường Trung Đông; Đoàn công tác sang Hoa Kỳ từ ngày 22/2; Đoàn công tác do Bộ trưởng dẫn đầu sang Brazil trong tháng 3/2020…
Nhưng xem ra, chuyện này không dễ, nhiều mặt hàng nông sản phải chịu sức ép về thời vụ, bảo quản như trái cây, nên khó xoay chuyển tình thế trong thời gian ngắn, không dễ chuyển hướng thị trường do chưa được nước khác cho nhập khẩu chính thức cũng như đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và truy xuất nguồn gốc.
Do đó việc thiết lập lại hệ thống sản xuất theo các tiêu chuẩn của các nước Châu Âu, Mỹ… là hướng thiết yếu để giảm bớt những “chiến dịch giải cứu nông sản” như trong những năm gần đây mà hiện tại nhất là do dịch bệnh Corona.
Trung tâm Nghiên Cứu Tài Nguyên và Phát Triển Nông Thôn với vai trò năng lực Đào tạo, tư vấn áp dụng các hệ thống chứng chỉ bền vững nông lâm thủy sản như SRP, ASC, VietGAP, GlobalGAP, ACC/BAP, MSC, FSC, FOS, Naturland, Organics v.v.. Tư vấn, đánh giá các Chứng chỉ về thực hành trách nhiệm xã hội CSR như: SA8000, BSCI, ISO 26000.. Theo yêu cầu các thị trường thương mại tự do như Liên minh EU, CP TPP và các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia. Sẵn sàng tham gia chia sẻ kinh nghiệm và đồng hành cùng các chuỗi nông sản xây dựng chiến lược chuẩn hóa nông sản hàng hóa góp phần giúp nông sản Việt Nam xuất sang được các thì trường tiềm năng hơn như Châu Âu, Mỹ, v.v…