(GRAISEA 2.0) RECERD THAM DỰ HỘI THẢO SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM TÔM SINH THÁI, LÚA HỮU CƠ CÙNG VEN BIỂN TÂY – ĐBSCL

Ngày 23.5.2019, tại hội trường Uỷ Ban Nhân Dân Huyện An Biên, Sở Nông Nghiệp tỉnh Kiên Giang phối hợp với Viện Khoa Học Thủy Lợi Việt Nam, Viện Nuôi trồng thủy sản II, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cữu Long tổ chức hội thảo “Sản Xuất Và Tiêu Thụ Sản Phẩm Tôm Sinh Thái, Lúa Hữu Cơ Cùng Ven Biển Tây – ĐBSCL”.
 
Tham dự hội thảo, có sự góp mặt của:
 
Đại diện sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Kiên Giang
Đại diện Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh Kiên Giang
Đại diện Uỷ ban Nhân Dân huyện An Biên
Đại diện phòng nông nghiệp các huyện An Biên, An Minh
Đại diện các ban ngành, đoàn thể trong tỉnh
Đại diện các công ty tiêu thụ các sản phẩm lúa hữu cơ – tôm sinh thái trong địa bàn
Đại diện RECERD – TS Nguyễn Công Thành
 
Nội dung:
  1. Trình bày các kết quả nghiên cứu của Viện Khoa Học Thủy Lợi Việt Nam về: Thực trạng nông dân tham gia quản lí công trình thủy lợi vùng ĐBSCL; Thực trạng liên kết tiêu thụ sản phẩm tôm - lúa vùng ĐBSCL; Định hướng liên kết sản xuất tiêu thụ vùng ĐBSCL.
  2. Hiện trạng liện kết sản xuất tiêu thụ ở các HTX Bầu Trầm, Thạnh An, những khó khăn và đề xuất
  3. Các nghiên cứu trong quy trình kỹ thuật canh tác lúa hữu cơ trong mô hình luân canh tôm-lúa của Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cữu Long
  4. Trình bày nghiên cứu hệ thống thủy lợi hỗ trợ kiểm soát hạn mặn phụ vụ sản xuất tôm – lúa tại 2 HTX Bầu Trầm và Thạnh An
  5. Thảo luận giữa các bên liên quan trong vấn đề liên kết tiêu thụ sản phẩm
Mục đích:
  1. Xây dựng qui trình canh tác lúa hữu cơ – tôm sinh thái trong mô hình luân canh lúa – tôm
  2. Hoàn thiện hệ thống thủy lợi kiểm soát hạn, mặn tại các HTX như Bầu Trầm, Thạnh An sau đó lan rộng trong khu vực
  3. Thúc đẩy liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm đầu ra.
Tại hội thảo TS Nguyễn Công Thành – Giám đốc dự án Graisea 2.0 (RECERD) đã trình bày những thành tựu trong sản sản xuất hữu cơ ở nước ta và đặc biệt là vùng Đồng Bằng Sông Cữu Long. Ông còn nhấn mạnh “Có thể nói Kiên Giang là tỉnh đứng đầu cả nước về sản xuất lúa hữu cơ” Kiên Giang có đầy đủ các lợi thế hổ trợ sản xuất bền vững cụ thể là sản xuất hữu cơ bao gồm diện tích rộng, canh tác luân canh lúa tôm. Tuy nhiên ông còn chỉ ra điểm yếu của vùng này: “Rất khó để cơ giới hóa trong các khâu sản xuất đặc biệt là khâu thu hoạch vì nền đất của vùng này rất mềm” việc cơ giới hóa ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hạt gạo hữu cơ.
 
Các doanh nghiệp thu mua cũng nhận định “Hiện tại thu hoạch chủ yếu theo phương pháp thủ công, thời gian hạt lúa trên đồng sau khi chín kéo dài đôi khi lúa nằm trong nước kéo dài từ đó chất lượng sụt giảm đáng kể, có thể ngang hoặc thấp hơn so với lúa thường, vì vậy họ chưa dám đầu tư mạnh mẽ để mở rộng bao tiêu vùng nguyên liệu”  từ đây họ đưa ra đề xuất “Nếu giải quyết được vấn đề cơ giới hóa khâu thu hoạch họ sẳn sàng đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân”.
 
 
 
Hình 1: TS Đỗ Minh Nhật – Phó Giám Đốc sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh Kiên Giang tại hội thảo
 
 
 
 
 
Hình 2,3: Các đại biểu tham dự hội thảo
 
Kết thúc hội thảo nhóm dự án Graisea 2.0 (RECERD) thấy rằng, đây là một cơ hội để hợp tác trong việc triển khai các hoạt động trong tương lai. Đây là 1 cụm đề tài nghiên cứu có mục đích, hoạt động, địa bàn triển khai hoạt động giống khá tương đồng với dự án Graisea 2.0 triển khai tại tỉnh Kiên Giang. Từ đây ta có thể xem xét lại việc kết hợp thực hiện các hoạt động của dự án sắp tới, tuy nhiên cần phân tích rõ lại mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, kết quả đầu ra của hai chương trình trước khi có các bước kết hợp.
 
Tuấn Anh

Phân loại tin: