Trồng rừng trên diện tích nuôi tôm: mô hình ứng phó BĐKH đạt hiệu quả cao

Khoảng 4 - 5 năm trở lại đây, ở huyện Duyên Hải (Trà Vinh) ngoài nguồn vốn nhà nước đầu tư trồng rừng, nhiều hộ dân đã tự đầu tư vốn trồng rừng ngập mặn trên diện tích nuôi các loài thủy sản, nhất là diện tích nuôi tôm sú và nuôi cua biển.
 

 

 Trồng rừng trên diện tích nuôi tôm: mô hình ứng phó BĐKH đạt  hiệu quả cao - Ảnh minh họa

 

Chỉ tính riêng giai đoạn 2009 - 2012 người dân huyện Duyên Hải đã đầu tư hàng tỷ đồng để trồng mới khoảng 300 ha rừng trên diện tích nuôi tôm. Điều đáng nói là mô hình này đạt hiệu quả kinh tế khá cao và thích ứng với biến đổi khí hậu được các địa phương vùng ngập mặn, ven biển Trà Vinh nhân rộng. 
 
Ông Phạm Văn Huấn, ở ấp Bào, xã Hiệp Thạnh (huyện Duyên Hải) hiện có 4,5 ha nuôi tôm sinh thái chia sẻ, năm 2009 gia đình ông dành 60% diện tích đất để trồng rừng đước; riêng 40% diện tích còn lại ông thả nuôi tôm sú và các loài thuỷ sản khác như: cua biển, cá chẽm,…Do dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên dưới tán rừng nên chi phí đầu tư thấp (chủ yếu con giống), môi trường sinh thái vùng nuôi ổn định, rất ít xảy ra dịch bệnh…Bình quân mỗi năm gia đình ông thu lãi từ 80 - 100 triệu đồng, tuy mức lãi không cao bằng các hộ nuôi tôm theo hình thức thâm canh và bán thâm canh nhưng tính bền vững rất cao. Vụ nuôi năm 2012, gia đình thả nuôi 150.000 con tôm sú giống và kết hợp nuôi các loài thuỷ sản khác, thu lãi ròng hơn 100 triệu đồng. Trong khi đó, các hộ nuôi tôm theo hình thức thâm canh và bán thâm canh trong khu vực đa phần bị thua lỗ nặng do tôm nuôi bị nhiễm bệnh hội chứng hoại tử gan tuỵ, hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu.
 
Ông Nguyễn Văn Kiên, Chủ tịch UBND xã Hiệp Thạnh cho biết: Mô hình nuôi tôm kết hợp trồng rừng phù hợp với thực tế ở địa phương trong điều kiện khí hậu có nhiều biến đổi. Bởi vì môi trường nuôi được cải thiện, thức ăn chủ yếu dựa vào tự nhiên nên chi phí đầu vào thấp, trong khi đó, nuôi tôm sinh thái chất lượng cao nên bán được giá. Hơn nữa, mô hình này phù hợp đối với những hộ vốn ít, kỹ thuật nuôi còn hạn chế…không đủ điều kiện nuôi theo hình thức thâm canh và bán thâm canh. Thấy lợi ích mô hình này, nhiều hộ trong xã Hiệp Thạnh đã đầu tư trồng rừng trên diện tích nuôi tôm…Chỉ tính riêng 2 ấp là Ấp Bào và Cây Da (xã Hiệp Thạnh) hiện có khoảng 350 ha áp dụng mô hình này. Để nhân rộng và phát triển mô hình bền vững, xã Hiệp Thạnh tham mưu với Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, UBND huyện Duyên Hải có chính sách hỗ trợ cho người dân địa phương xây dựng, phát triển mô hình, tổ chức tập huấn, chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật về nuôi tôm kết hợp trồng rừng cho nông dân.
 
Hệ sinh thái rừng ngập mặn là nguồn tài nguyên quý giá về nhiều mặt. Bảo vệ được hệ sinh thái rừng ngập mặn là bảo vệ được độ ổn định, cân bằng của cả hệ thống kinh tế và hệ thống môi trường trong quá trình phát triển chung của cả khu vực. Việc người dân ở huyện Duyên Hải ý thức, tự bỏ vốn trồng rừng trên diện tích nuôi thuỷ sản, đây là tín hiệu vui trong điều kiện khí hậu có nhiều biến đổi như hiện nay.
Huy Hoàng (TTXVN)Chỉ tính riêng giai đoạn 2009 - 2012 người dân huyện Duyên Hải đã đầu tư hàng tỷ đồng để trồng mới khoảng 300 ha rừng trên diện tích nuôi tôm. Điều đáng nói là mô hình này đạt hiệu quả kinh tế khá cao và thích ứng với biến đổi khí hậu được các địa phương vùng ngập mặn, ven biển Trà Vinh nhân rộng. 
 
Ông Phạm Văn Huấn, ở ấp Bào, xã Hiệp Thạnh (huyện Duyên Hải) hiện có 4,5 ha nuôi tôm sinh thái chia sẻ, năm 2009 gia đình ông dành 60% diện tích đất để trồng rừng đước; riêng 40% diện tích còn lại ông thả nuôi tôm sú và các loài thuỷ sản khác như: cua biển, cá chẽm,…Do dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên dưới tán rừng nên chi phí đầu tư thấp (chủ yếu con giống), môi trường sinh thái vùng nuôi ổn định, rất ít xảy ra dịch bệnh…Bình quân mỗi năm gia đình ông thu lãi từ 80 - 100 triệu đồng, tuy mức lãi không cao bằng các hộ nuôi tôm theo hình thức thâm canh và bán thâm canh nhưng tính bền vững rất cao. Vụ nuôi năm 2012, gia đình thả nuôi 150.000 con tôm sú giống và kết hợp nuôi các loài thuỷ sản khác, thu lãi ròng hơn 100 triệu đồng. Trong khi đó, các hộ nuôi tôm theo hình thức thâm canh và bán thâm canh trong khu vực đa phần bị thua lỗ nặng do tôm nuôi bị nhiễm bệnh hội chứng hoại tử gan tuỵ, hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu.
 
Ông Nguyễn Văn Kiên, Chủ tịch UBND xã Hiệp Thạnh cho biết: Mô hình nuôi tôm kết hợp trồng rừng phù hợp với thực tế ở địa phương trong điều kiện khí hậu có nhiều biến đổi. Bởi vì môi trường nuôi được cải thiện, thức ăn chủ yếu dựa vào tự nhiên nên chi phí đầu vào thấp, trong khi đó, nuôi tôm sinh thái chất lượng cao nên bán được giá. Hơn nữa, mô hình này phù hợp đối với những hộ vốn ít, kỹ thuật nuôi còn hạn chế…không đủ điều kiện nuôi theo hình thức thâm canh và bán thâm canh. Thấy lợi ích mô hình này, nhiều hộ trong xã Hiệp Thạnh đã đầu tư trồng rừng trên diện tích nuôi tôm…Chỉ tính riêng 2 ấp là Ấp Bào và Cây Da (xã Hiệp Thạnh) hiện có khoảng 350 ha áp dụng mô hình này. Để nhân rộng và phát triển mô hình bền vững, xã Hiệp Thạnh tham mưu với Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, UBND huyện Duyên Hải có chính sách hỗ trợ cho người dân địa phương xây dựng, phát triển mô hình, tổ chức tập huấn, chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật về nuôi tôm kết hợp trồng rừng cho nông dân.
 
Hệ sinh thái rừng ngập mặn là nguồn tài nguyên quý giá về nhiều mặt. Bảo vệ được hệ sinh thái rừng ngập mặn là bảo vệ được độ ổn định, cân bằng của cả hệ thống kinh tế và hệ thống môi trường trong quá trình phát triển chung của cả khu vực. Việc người dân ở huyện Duyên Hải ý thức, tự bỏ vốn trồng rừng trên diện tích nuôi thuỷ sản, đây là tín hiệu vui trong điều kiện khí hậu có nhiều biến đổi như hiện nay.

Huy Hoàng (TTXVN)Chỉ tính riêng giai đoạn 2009 - 2012 người dân huyện Duyên Hải đã đầu tư hàng tỷ đồng để trồng mới khoảng 300 ha rừng trên diện tích nuôi tôm. Điều đáng nói là mô hình này đạt hiệu quả kinh tế khá cao và thích ứng với biến đổi khí hậu được các địa phương vùng ngập mặn, ven biển Trà Vinh nhân rộng. 



Ông Phạm Văn Huấn, ở ấp Bào, xã Hiệp Thạnh (huyện Duyên Hải) hiện có 4,5 ha nuôi tôm sinh thái chia sẻ, năm 2009 gia đình ông dành 60% diện tích đất để trồng rừng đước; riêng 40% diện tích còn lại ông thả nuôi tôm sú và các loài thuỷ sản khác như: cua biển, cá chẽm,…Do dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên dưới tán rừng nên chi phí đầu tư thấp (chủ yếu con giống), môi trường sinh thái vùng nuôi ổn định, rất ít xảy ra dịch bệnh…Bình quân mỗi năm gia đình ông thu lãi từ 80 - 100 triệu đồng, tuy mức lãi không cao bằng các hộ nuôi tôm theo hình thức thâm canh và bán thâm canh nhưng tính bền vững rất cao. Vụ nuôi năm 2012, gia đình thả nuôi 150.000 con tôm sú giống và kết hợp nuôi các loài thuỷ sản khác, thu lãi ròng hơn 100 triệu đồng. Trong khi đó, các hộ nuôi tôm theo hình thức thâm canh và bán thâm canh trong khu vực đa phần bị thua lỗ nặng do tôm nuôi bị nhiễm bệnh hội chứng hoại tử gan tuỵ, hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu.



Ông Nguyễn Văn Kiên, Chủ tịch UBND xã Hiệp Thạnh cho biết: Mô hình nuôi tôm kết hợp trồng rừng phù hợp với thực tế ở địa phương trong điều kiện khí hậu có nhiều biến đổi. Bởi vì môi trường nuôi được cải thiện, thức ăn chủ yếu dựa vào tự nhiên nên chi phí đầu vào thấp, trong khi đó, nuôi tôm sinh thái chất lượng cao nên bán được giá. Hơn nữa, mô hình này phù hợp đối với những hộ vốn ít, kỹ thuật nuôi còn hạn chế…không đủ điều kiện nuôi theo hình thức thâm canh và bán thâm canh. Thấy lợi ích mô hình này, nhiều hộ trong xã Hiệp Thạnh đã đầu tư trồng rừng trên diện tích nuôi tôm…Chỉ tính riêng 2 ấp là Ấp Bào và Cây Da (xã Hiệp Thạnh) hiện có khoảng 350 ha áp dụng mô hình này. Để nhân rộng và phát triển mô hình bền vững, xã Hiệp Thạnh tham mưu với Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, UBND huyện Duyên Hải có chính sách hỗ trợ cho người dân địa phương xây dựng, phát triển mô hình, tổ chức tập huấn, chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật về nuôi tôm kết hợp trồng rừng cho nông dân.



Hệ sinh thái rừng ngập mặn là nguồn tài nguyên quý giá về nhiều mặt. Bảo vệ được hệ sinh thái rừng ngập mặnlà bảo vệ được độ ổn định, cân bằng của cả hệ thống kinh tế và hệ thống môi trường trong quá trình phát triển chung của cả khu vực. Việc người dân ở huyện Duyên Hải ý thức, tự bỏ vốn trồng rừng trên diện tích nuôi thuỷ sản, đây là tín hiệu vui trong điều kiện khí hậu có nhiều biến đổi như hiện nay.

 
Huy Hoàng (TTXVN)
 

Phân loại tin: