Lợi ích kinh tế khi xây dựng hầm bảo quản thủy sản bằng vật liệu PU

Theo đánh giá, việc xây dựng hầm bảo quản trên các tàu đánh cá bằng vật liệu PU (Polyurethanl) có những ưu điểm về thời gian bảo quản tủy sản lâu hơn, ít tiêu hao nguyên liệu nước đá, hạn chế sự thất thoát nhiệt lạnh…
Đây được cho là giải pháp tốt giúp ngư dân nâng cao chất lượng bảo quản thủy sản khi đánh bắt. Có nhiều loại hình thực hiện hầm bảo quản bằng vật liệu PU rất đơn giản, như một lớp gỗ, lớp phun hợp chất PU, lớp nylon, lớp gỗ hoặc một lớp phun hợp chất PU, lớp gỡ, lớp Inox. Trong đó, về kỹ thuật yêu cầu lớp gỗ dày từ 1,5-2,5cm và lớp hợp chất PU cần phun dày từ 10-15cm. Hiện nay, trên thị trường hợp chất PU cũng được một số Cty hoá chất cung cấp rộng rãi. Tổng chi phí để đầu tư cho một hầm bảo quản có diện tích 24m2 khoảng hơn 35 triệu đồng.
Anh Lê Văn Sang, tổ 16, phường Thuận Phước, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng, cho biết: hầm bảo quản tàu cá bằng vật liệu PU có nhiều ưu điểm hơn so với hầm bảo quản truyền thống. Với hầm bảo quản truyền thống, trong 3 ngày lượng đá hao hụt khoảng 20% thì đối với hầm bảo quản bằng vật liệu PU chỉ là 2%, do đó thời gian bảo quản thủy sản đánh bắt trên tàu có thể kéo dài tới 10 ngày (phương pháp thông thường là 5 ngày).
Điều này giúp thời gian bám biên của ngư dân sẽ dài hơn mà chất lượng sản phẩm vẫn không thay đổi. Mặt khác, tuổi thọ của 1 hầm bảo quản bằng chất liệu PU có thể kéo hơn 10 năm trong khi những hầm bảo quản bình thường 1 năm phải làm lại.

Tuy nhiên, hiện nay bà con ngư dân Đà Nẵng chưa mạnh dạn chuyển đổi sang làm hầm bảo quản bằng chất liệu PU do chi phí đầu tư khá cao. Để nhân rộng mô hình này, năm 2012 Sở NN&PTNT Đà Nẵng đã hỗ trợ gần 170 triệu đồng để xây dựng các hầm bảo quản bằng chất liệu PU cho một bà con ngư dân trên địa bàn.

Theo Kinh tế Việt Nam và Thế giới
 

Phân loại tin: