TẾP CẬN ĐỒNG QUẢN LÝ TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN QUY MÔ NHỎ: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI XÃ GIAO XUÂN, HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH

 
Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, khu RAMSAR đầu tiên của Việt nam và một phần quan trọng của vùng lõi Khu Dự trữ Sinh Quyển Sông Hồng, với diện tích hơn 15.000 ha, nằm ở khu vực cửa sông Hồng, với hệ sinh thái đặc trưng rừng ngập mặn, và các bãi bồi cửa sông. Đây cũng là khu có giá trị đa dạng sinh học cao, theo đánh giá có khoảng 220 loài chim (hơn 150 loài chim di cư và 50 loài chim nước), trong đó có 9 loài có trong Sách đỏ quốc tế. Vườn Quốc gia (VQG) còn là nơi cư trú của hơn 100 loài cá trong khoảng 500 loài thủy sinh trong đó có các loài có giá trị kinh tế cao như tôm (Penaeus monodon), cua (Scylla serrata) và nhuyễn thể (Meretrix meretrix) .Các hoạt động khai thác và NTTS phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng trong những năm vừa qua trong đó có nuôi ngao (Meretrix meretrix) còn thiếu bền vững và hiệu quả chưa cao. Một trong những nguyên nhân là việc thiếu tổ chức các nhóm cộng đồng tham gia các hoạt động NTTS, thiếu quy hoạch và quy chế quản lý NTTS và có sự tham gia. Từ năm 2008, Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (MCD) đã hỗ trợ xây dựng mô hình NTTS bền vững tại xã Giao Xuân, huyện GiaoThủy tỉnh Nam Định với mục tiêu tăng cường năng lực cho nhóm mục tiêu (bao gồm cộng đồng và chính quyền địa phương) và hướng tới quản lý thuỷ sản bền vững.
Bài viết sẽ tập trung phân tích nghiên cứu điển hình và đánh giá kết quả và chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ mô hình, đồng thời cung cấp các khuyến nghị cần thiết trong việc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động NTTS bền vững tại khu vực VQG Xuân Thủy, Nam Định dựa trên quan điểm và cách tiếp cận đồng quản lý. Mô hình NTTS theo hướng tiếp cận đồng quản lý tại xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy sẽ tạo cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng và thể chế hóa các chính sách liên quan đồng quản lý thủy sản cấp quốc gia.
 

Link download: