ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH ĐỒNG QUẢN LÝ NGHỀ CÁ HỒ CHỨA EASOUP VÀ HỒ LẮK, ĐẮK LẮK

 

Đắk Lắk là một trong năm tỉnh khu vực Tây Nguyên có nghề cá nội địa tương đối phát triển, với khoảng hơn 500 hồ chứa với diện tích gần 9.500 ha, và hệ sống thống sông suối dày đặc. Theo niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk, sản lượng nghề khai thác cá nội địa trong năm 2007 khoảng 1.400 tấn, và khoảng 5.500 tấn từ nuôi trồng thủy sản.

Dự án quản lý nghề cá lưu vực sông Mekong (FMG) thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III do Ủy hội sông Mekong (MRC) tài trợ thực hiện tại tỉnh Đắk Lắk từ tháng 8 năm 1995 đến nay. Từ năm 1999, Dự án bắt đầu tiến hành xây dựng một số mô hình Đồng quản lý nghề cá tại tỉnh Đắk Lắk. Hiện nay có mô hình Đồng quản lý nghề cá ở hồ chứa Easoup (thiết lập năm 1999) và hồ tự nhiên Lak (thiết lập năm 2002) vẫn tồn tại và phát triển. Từ thời gian thành lập đến nay, với sự giúp đỡ của Dự án, mô hình Đồng quản lý nghề cá ở hồ Easoup và Lắk, mà hạt nhân là Chi hội ngư nghiệp hồ Easoup và Hội nghề cá hồ Lak đã tiến hành nhiều hoạt động như nâng cao trình độ nhận thức của cộng đồng và chính quyền địa phương thông qua tập huấn, hội thảo, cuộc họp, và tham quan; tuần tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản; thu lệ phí đánh bắt để tạo nguồn thu cho Hội; thành lập các tổ tín dụng tiết kiệm để tạo nguồn vốn cho cộng đồng; thả cá để cải thiện nguồn lợi và nâng cao thu nhập cho cộng đồng nghề cá... Để đánh giá chính xác hiệu quả của mô hình Đồng quản lý nghề cá ở hồ Easoup và Lắk sau một thời gian hoạt động khá dài và rút ra bài học kinh nghiệm cho việc thiết lập các mô hình Đồng quản lý nghề cá khác ở Việt Nam, Dự án đã tiến hành hoạt động “Đánh giá mô hình Đồng quản lý nghề cá ở hồ Easoup và hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk” và kết quả hoạt động sẽ được trình bày trong báo cáo này.  

 

Link download: