ÁP DỤNG ĐỒNG QUẢN LÝ NGHỀ CÁ TẠI BÌNH THUẬN

 
Nghề cá tại Bình Thuận cũng giống như nghề cá của các địa phương khác của Việt Nam có đặc điểm là nghề cá có quy mô nhỏ, khai thác nhiều đối tượng khác nhau từ các loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ sống ở vùng gần bờ đến những loài có cơ thể lớn sống ở vùng biển khơi như cá ngừ, cá thu,..
 Sau nhiều năm gia tăng cường lực khai thác, đến nay nguồn lợi hải sản vùng biển ven bờ đã thực sự suy giảm. Một số chủng loài hải sản rất đồi dào trước đây nay đã còn lại rất ít và đang đứng trước nguy cơ khó có thể hồi phục. Đời sống, việc làm của  ngư dân ngày càng thiếu ổn định và khó khăn hơn do hiệu quả sản xuất giảm sút.
 Mặc dù qua nhiều năm, chính quyền và các ngành chức năng tại địa phương đã có nhiều cố gắng gia tăng các biện pháp để duy trì bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, nhưng trước áp lực mưu sinh cuộc sống của đông đảo ngư dân, tình hình về nguồn lợi và đời sống của ngư dân vẫn chưa được cải thiện, thậm chí đang tiến triển xấu đi.
 Việc nghiên cứu áp dụng một phương thức quản lý nghề cá mới phù hợp hơn là vấn đề được một số tổ chức, cá nhân và chính quyền tại địa phương  quan tâm thực hiện trong những năm gần đây..
 Bằng một số hoạt động cụ thể đã triển khai như khảo sát, điều tra, phỏng vấn, tư vấn chuyên gia với một số công cụ phân tích, thống kê; bài viết của tác giả nhằm giới thiệu và chia sẻ những thông tin về hoạt động tiếp cận, triển khai đồng quản lý nghề cá tại Bình Thuận từ năm 2005 đến nay. Hy vọng rằng, trong thời gian tới, tỉnh Bình Thuận sẽ học hỏi và thừa hưởng được những ưu điểm của phương thức đồng quản lý trong quản lý nghề cá ven bờ của tỉnh
 

Link download: