XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỒNG QUẢN LÝ THÔNG QUA THỰC HÀNH TRAO QUYỀN KHAI THÁC THỦY SẢN Ở ĐẦM PHÁ TAM GIANG – CẦU HAI

 
Hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, Thừa Thiên Huế, là hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á với diện tích 22.000 ha và chiều dài gần 70 km dọc theo bờ biển, có vai trò hết sức to lớn đối với cộng đồng ven phá cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Có 33 xã/thị trấn phân bố trong 5 huyện có diện tích mặt nước đầm phá. Bình quân mỗi xã đầm phá có 7 thôn, hơn 1.600 hộ với 7.650 nhân khẩu. Mỗi xã có 1-3 thôn ngư nghiệp và 17,6% số hộ toàn xã là hộ thủy sản (khai thác và nuôi trồng thủy sản). Các nhóm hộ khác cũng tham gia khai thác thủy sản. Năm 2006, có 18,9% số hộ đầm phá có thu nhập cao nhất từ thủy sản (Thống kê TT-Huế, 2007). Hệ đầm phá đa dạng về tài nguyên và cũng có nhiều nhóm sử dụng nguồn lợi như khai thác thủy sản cố định, khai thác di động, nuôi trồng thủy sản và một số ngành nghề khác. Họ luôn cạnh tranh để gia tăng mức độ khai thác gây nên tình trạng khai thác quá mức và suy thoái tài nguyên. Giải quyết vấn đề này cần có cơ chế quyền tài sản rõ ràng và hợp lý để có thể tăng cường khả năng kiểm soát đối với các hoạt động khai thác. Dự án Đồng quản lý tài nguyên ven biển miền trung do IDRC (Canada)  tài trợ đã tiến hành đánh giá phân tích cơ chế quyền tài sản đối với tài nguyên đầm phá làm cơ sở cho trao quyền khai thác thủy sản xây dựng cơ chế đồng quản.

Link download: