QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN ĐỂ BẢO VỆ

 
Vào năm 1969, W.E.Odum đã khám phá ra tác dụng của mùn bã thực vật ngập mặn khi nghiên cứu chuỗi thức ăn ở vùng cửa sông nam Florida.
 Từ đó đến nay đã có nhiều công trình đánh giá vai trò của rừng ngập mặn (RNM) đối với nghề cá.
 Tham luận trình bày tác dụng to lớn của RNM, là nơi sinh đẻ, nuôi dưỡng nhiều loài hải sản trong từng giai đoạn phát triển hoặc suốt vòng đời của chúng qua quá trình chuyển hóa các chất rơi rụng và phân hủy mùn bã thành các chất dinh dưỡng.
 Tham luận cũng trích dẫn các số liệu về lượng giá kinh tế của RNM ở một số nước hoặc khu vực để người đọc có thêm thông tin về tầm quan trọng của hệ sinh thái đầy tiềm năng này.
 Mặt khác, RNM cũng đóng góp đáng kể trong việc cung cấp thức ăn, làm sạch môi trường, bảo vệ cho các đối tượng nuôi như tôm, cua, sò…
 Tuy nhiên, do chưa hiểu biết về giá trị nhiều mặt của RNM nên tình trạng phá rừng vì mục tiêu kinh tế trước mắt vẫn diễn ra. Do đó ngành thủy sản cần tham gia vào việc quản lý RNM và tài nguyên hải sản trong hệ sinh thái này. Các tác giả đề xuất một số ý kiến về quản lý RNM trong tình hình mới để bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản.
 

Link download: