Ngày 19 tháng 3 năm 2019, tại Hội trường cụm trạm Nông Nghiệp huyện Thạnh Trị, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Phát triển Nông thôn (RECERD) phối hợp với chi cục Trồng Trọt và BVTV Tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức cuộc Họp “Triển khai dự án GRAISEA-2 (Tăng cường bình đẳng giới và đầu tư kinh doanh nông nghiệp có trách nhiệm ở Đông Nam Á) tại địa bàn huyện Thạnh Trị”, ngoài ra trong cùng ngày RECERD cũng xuống thăm và làm việc tại các HTX trọng điểm trog vùng dự án.
Tham dự cuộc họp gồm có:
* Về phía dự án:
Đại diện Ban quản lí dự án GRAISEA-2 trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Phát triển Nông thôn – RECERD
* Về phía địa phương:
- Bà Ngô Thanh Loan, đại diện Chi cục Trồng Trọt-Bảo Vệ Thực Vật tỉnh Sóc Trăng,
- Ông Trần Trang Nhã, đại diện Phòng Nông nghiệp huyện Thạnh Trị
- Ông Lâm Phước Tài, đại diện Trạm Bảo vệ thực vật huyện Thạnh Trị
- Đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện huyện Thạnh Trị
- Đại diện các HTX/THT trong vùng dự án
* Về phía doanh nghiệp thu mua
- KS. Nguyễn Hữu Phước, đại diện Công ty Đại Dương Xanh
Mục tiêu của cuộc họp:
o Giới thiệu tổng quan các hợp phần dự án GRAISEA 2 – chuỗi lúa gạo giai đoạn 2018-2021
o Xác định các mục tiêu, hoạt động và kết quả dự kiến đạt được khi triển khai dự án tại địa bàn hai huyện Kế Sách và Thạnh Trị
o Thống nhất với địa phương số người hưởng lợi trực tiếp, các HTX/THT trọng điểm và tỷ lệ nữ và vai trò của giới tham gia các hoạt động dự án
o Trao đổi chi tiết về nhu cầu thực tế của địa phương, các HTX khi tham gia dự án
o Thúc đẩy kết nối giữa các HTX/THT và doanh nghiệp
Mở đầu cuộc họp Tiến sĩ Nguyễn Công Thành – Giám đốc dự án GRAISEA-2 (RECERD) giới thiệu về dự án, các kết quả sẽ đạt được trong 3 năm, đặc biệt là sự liên kết giữa HTX và doanh nghiệp tiêu thụ.
Để giúp các đối tác địa phương nắm rõ về dự án GRAISEA-2, Tiến Sĩ Phạm Thị Bé Tư- Điều phối dư án (RECERD) đã trình bày chi tiết về mục tiêu dự án, các hợp phần dự án, chỉ số đầu ra, số người hưởng trực tiếp tại địa bàn dự án, các HTX trọng điểm sẽ tham gia dự án,…
Qua đó đại diện chi cục trồng trọt và BVTV tỉnh Sóc Trăng, bà Ngô Thanh Loan đã có ý kiến đóng góp “Xác định lại số người hưởng lợi trực tiếp tại huyện Thạnh Trị là 350 hộ, xác định chính xác 2 HTX trong điểm sẽ tham gia chính trong dự án và tỷ lệ nữ giới tham gia các hoạt động dự án”. Bà muốn phân tích rõ mâu thuẩn “Người chồng là người sản xuất chính mà người vợ lại đi tập huấn về các quy trình kỹ thuật canh tác quan trọng thì xem lại có khả thi hay không, trong khi dự án bắt buộc phải có một tỷ lệ nữ giới nhất định trong các cuộc tập huấn”.
Ngoài ra, đại diện phòng Nông Nghiệp huyện Thạnh Trị cũng đưa ra ý kiến xoay quanh các hoạt động gì trong dự án, tỷ lệ nữ giới tham gia các hoạt động của dự án, ngoài 2 công ty Đại Dương Xanh và Vinacam tham gia tại địa bàn, những công ty khác thu mua trên địa bàn dự án và vấn đề sản xuất lúa hữu cơ tại địa phương.
Và một số đề xuất: Đề xuất hỗ trợ đào tạo nâng cao khả năng quản lí HTX, quản lí tài chính của các ban quản lí HTX, hỗ trợ tập huấn kỹ thuật sản xuất cho bà con nông dân những qui trình mới, tổ chức những chuyến tham qua thực tế cho bà con nông dân tới các vùng sản xuất khác trong địa bàn dự án.
Liên quan tới các vấn đề đầu ra sản phẩm: đại diện công ty Đại Dương Xanh, trình bày một số kế hoạch về sản xuất, thu mua của công ty tại địa bàn và chính sách giá cả của công ty, qua đó làm rõ nhiều khắc mắc của các bên liên quan trong vấn đề tiêu thụ lúa.
Kết thúc cuộc họp qua sự trao đổi với các bên và đưa đến thống nhất ở một số điểm:
- 350 người sẽ tham gia hưởng lợi trực tiếp ở vùng Thạnh Trị
- Tỷ lệ nữ giới sẽ tham gia các hoạt động là 40%
- Ngoài ra dự án sẽ hỗ trợ về mặt kỷ thuật sản xuất, đào tạo ban quản lí HTX trong việc quản lí HTX, quán lí tài chính, lập kế hoạch…
Trong cùng ngày, ban quản lí dự án (RECERD) đã có buổi gặp và làm việc với ban lãnh đạo của 2 HTX trọng điểm (HTX NN Thạnh Trị, HTX NN ấp 14 ở huyện Thạnh Trị) để trao đổi chi tiết về thực trạng các vấn đề đang xảy ra trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Từ đó xác định các hoạt động hỗ trợ thiết thực của dự án cho các HTX/THT trong thời gian tới.
* Tại HTX Nông Nghiệp Thạnh Trị:
Ban quản lí dự án và ban quản lí HTX đã trao đổi một số khó khăn đang gặp phải xoay quanh vùng sản xuất trọng yếu (vùng sản xuất tập chung), vấn đề về kênh nội đồng phục vụ bơm tưới, thoát nước mùa mưa. Từ đây HTX đưa ra một số đề xuất như: hỗ trợ kỹ thuật khi áp dụng các quy trình sản xuất mới, đưa ra giải pháp hạn chế tác hại của ngập úng trong mùa mưa (xây dựng hệ thống kênh nội đồng, trạm bơm), tổ chức t65p huấn về khả năng quản lí HTX, quản lí tài chính, khả năng xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Xây dựng 1 đội ngũ nồng cốt là phụ nữ tham gia công tác tuyên truyền vận động các thành viên khác là nữ tham gia vào sản xuất, kinh doanh tăng kinh tế hộ gia đình.
* Tại HTX Nông Nghiệp Ấp 14
Một số khó khăn như khả năng quản lí HTX, quản lí tài chính của HTX còn quá yếu, chưa có khả xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đầu ra sản phẩm bấp bênh, giải pháp xử lí rơm rạ, do không kinh doanh dịch vụ nên không có kinh phí để thực hiện các hoạt động, mua sắm các trang thiết bị (máy vi tính, vp làm việc) phục vụ cho HTX. Từ đây có các đề xuất với dự án xoay quanh việc hỗ trợ kỷ thuật sản xuất lúa bền vững, nâng cao khả năng quản lí tài chính, khả năng xây dựng kế hoạch sản xuất theo sự biến động của thị trường, thúc đẩy ký kết các hợp đồng đầu ra giữa HTX và công ty tiêu thụ lúa gạo, giải pháp để xử lí số rơm rạ sau thu hoạch thay cho đốt đồng.