Triển khai dự án GRAISEA-2 tại địa bàn huyện Kế Sách

Ngày 21 tháng 3 năm 2019, tại Hội trường cụm trạm Nông Nghiệp huyện Kế Sách, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Phát triển Nông thôn (RECERD) phối hợp với chi cục Trồng Trọt và BVTV Tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức cuộc Họp “Triển khai dự án GRAISEA-2 (Tăng cường bình đẳng giới và đầu tư kinh doanh nông nghiệp có trách nhiệm ở Đông Nam Á) tại địa bàn huyện Kế Sách”, ngoài ra trong cùng ngày RECERD cũng xuống thăm và làm việc tại các HTX trọng điểm trong vùng dự án.

Tham dự cuộc họp gồm có:

* Về phía dự án:

Đại diện Ban quản lí dự án GRAISEA-2 trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Phát triển Nông thôn – RECERD

* Về phía địa phương:

- Bà Ngô Thanh Loan, đại diện Chi cục Trồng Trọt-Bảo Vệ Thực Vật tỉnh Sóc Trăng,

- Ông Vũ Bá Quan, Đại diện Phòng Nông nghiệp huyện Kế Sách

- Ông Lâm Phước Tài, đại diện Trạm Bảo vệ thực vật huyện Kế Sách

- Đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện huyện Kế Sách

- Đại diện các HTX/THT trong vùng dự án

Mục tiêu của cuộc họp:

o    Giới thiệu tổng quan các hợp phần dự án GRAISEA 2 – chuỗi lúa gạo giai đoạn 2018-2021

o    Xác định các mục tiêu, hoạt động và kết quả dự kiến đạt được khi triển khai dự án tại địa bàn hai huyện Kế Sách và Thạnh Trị

o    Thống nhất với địa phương số người hưởng lợi trực tiếp, các HTX/THT trọng điểm và tỷ lệ nữ và vai trò của giới tham gia các hoạt động dự án

o    Trao đổi chi tiết về nhu cầu thực tế của địa phương, các HTX khi tham gia dự án

o    Thúc đẩy kết nối giữa các HTX/THT và doanh nghiệp

Để giúp các đối tác địa phương nắm rõ về dự án GRAISEA-2, Tiến Sĩ Phạm Thị Bé Tư- Điều phối dư án (RECERD) đã trình bày chi tiết về mục tiêu dự án, các hợp phần dự án, chỉ số đầu ra, số người hưởng trực tiếp tại địa bàn dự án, các HTX trọng điểm sẽ tham gia dự án,…

Dự án  Graisea 2.0 còn đề cập đến kế hoạch thu mua của công ty Đại Dương Xanh (sau khi trao đổi với công ty LotusRice về việc xây dựng vùng nguyên liệu ở huyện Kế Sách). Số liệu ban đầu được đưa ra là công ty Đại Dương Xanh sẽ bao tiêu 60 ha cho 3 giống (OM4900, Đài Thơm 8, DS1) với chất lượng theo hướng kiểm soát dư lượng.

Tại cuộc họp, đại diện phòng Nông Nghiệp huyện Kế Sách cũng đưa ra ý kiến như sau:

- Hỗ trợ ban quản trị các HTX/THT cải thiện khả năng quản lí, xây dựng kế hoạch sản xuất

- Khi tham gia sản xuất lúa theo hướng kiểm soát dư lượng sẽ có một số khó khăn do một số loại thuốc sẽ không được kinh doanh tại địa phương vì vậy cần tìm hướng giải quyết cho vấn dề này

Đại diện của hội phụ nữ huyện, xã dự án cũng nêu lên ý kiến “Phải có những hoạt động thực tiễn nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động sản xuất, hội họp, tham gia vào ban lãnh đạo, ngoài ra tại địa phương hoạt động của hội hiện rất tốt nên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của dự án”

Kết thúc cuộc họp qua sự trao đổi với các bên và đưa đến thống nhất ở một số điểm:

- Sẽ thống nhất lại diện tích, loại giống sản xuất để đáp ứng nhu cầu bao tiêu của công ty Đại Dương Xanh sau khi tổ chức cuộc họp trong nội bộ các HTX/THT và có cuộc gặp với đại diện công ty

- Tỷ lệ nữ giới sẽ tham gia các hoạt động sẽ ở mức cao và vượt chỉ tiêu kế hoạch

- Dự án sẽ hỗ trợ tìm cách đáp ứng các vấn để mà đại diện phòng nông nghiệp huyện đã đề cặp

Trong cùng ngày, ban quản lí dự án (RECERD) đã có buổi gặp và làm việc với ban lãnh đạo của 2 HTX trọng điểm (HTX NN Thành Phú,THT Tiến Lợi) để trao đổi chi tiết về thực trạng các vấn đề quan tâm trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Từ đó xác định các hoạt động hỗ trợ thiết thực của dự án cho các HTX/THT trong thời gian tới.

* Tại HTX Nông Nghiệp Thành Phú:

Ban quản lí HTX đã trình một số khó khăn đang tồn tại bao gồm: đầu ra sản phẩm (giá bán, danh mục thuốc cho phép sử dụng), máy móc trong sản xuất lúa, chịu ảnh hưởng lớn từ thủy triều đặc biệt khi vào mùa khô nước mặn theo cửa sông đi vào sâu trong nội đồng, ngoài ra đây còn là vùng mở tức là không có các đê ngăn mặn, vấn đề xử lí rơm rạ. Từ đó nhu cầu đề xuất hỗ trợ từ dự án tạo mối liên kết giữa công ty và HTX, giải quyết vấn đề thiếu máy cày, xới ở đầu vụ, đầu tư thiết bị đo độ mặn, biện pháp xử lí rơm rạ

* Tại THT Tiến Lợi

Một số vấn đề được đề cặp liên quan tới công ty thu mua, vấn đề thiếu máy cày, xới ở đầu vụ, nước mặn xâm nhập, vì tập quán sản xuất nơi đây là mua 1 lần (thuốc BVTV, phân bón) nên nắm bắt trước loại thuốc trong danh mục cho phép sử dụng khi ký kết họp đồng hết sức quan trọng. THT đề xuất: thúc đẩy việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa THT và công ty Đại Dương Xanh (Ấn định ngày gặp gỡ giữa hai bên), giải quyết vấn đề thiếu máy móc trong khâu cày xới, thỏa thuận về việc sử dụng các loại thuốc nằm trong danh mục của công ty phải đi kèm với hợp đồng bao tiêu, có cách ứng phó với vấn đề nước mặn xâm nhập trong tương lai, biện pháp xử lí rơm rạ cho vùng lúa 3 vụ.

 

Phân loại tin: